[Viêm phụ khoa khi mang thai] Nguyên nhân triệu chứng cách điều trị
Viêm nhiễm phụ khoa khi mang thai là tình trạng rất thường gặp. Điều này khiến chị em không khỏi hoang mang lo lắng cho sức khỏe và thai nhi. Vậy nguyên nhân gây viêm phụ khoa khi mang thai là gì? Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị bệnh ra sao? Hãy cùng tham khảo bài viết dưới đây để tìm lời giải đáp.
Viêm phụ khoa là gì? Các bệnh lý viêm phụ khoa thường gặp ở mẹ bầu
Viêm phụ khoa là tình trạng viêm nhiễm xảy ra ở cơ quan sinh dục nữ. Cụm từ viêm phụ khoa là tổng hợp của nhiều bệnh khác nhau như viêm âm đạo, viêm lộ tuyến, viêm cổ tử cung. Trong đó, phổ biến nhất phải kể đến đó là bệnh nhiễm khuẩn âm đạo, viêm âm đạo, nhiễm nấm âm đạo.
Tùy thuộc vào tác nhân gây bệnh mà các triệu chứng viêm phụ khoa khi mang thai cũng sẽ khác nhau:
Viêm nấm âm đạo khi mang thai
Nấm Candida Albicans là tác nhân chính gây nên tình trạng viêm nấm âm đạo. Loại nấm này vốn nằm sẵn trong hệ vi sinh vật tại đường miệng, ruột và âm đạo. Tuy nhiên, nếu môi trường âm đạo mất cân bằng, nấm sẽ bùng phát và gây ra tình trạng viêm nhiễm.
Nữ giới khi mang thai, nội tiết tố thay đổi, môi trường âm đạo mất cân bằng độ pH sẽ có nguy cơ mắc viêm nấm âm đạo cao hơn.
Triệu chứng viêm nấm âm đạo:
- Khí hư ra nhiều màu trắng đục như bã đậu hoặc vảy trắng bám trên quần lót.
- Cơ quan sinh dục ngứa ngáy, khó chịu vô cùng, đặc biệt là về đêm.
- Tiểu đau rát.
- Đau khi quan hệ tình dục.
Nấm âm đạo rất dễ tái phát. Nếu mẹ không kịp thời điều trị sẽ khiến thai nhi gặp nhiều nguy hiểm sau:
- Thai nhi dễ bị suy dinh dưỡng hoặc tăng nguy cơ sinh non.
- Trẻ sinh ra từ người mẹ bị nấm âm đạo, sức đề kháng kém, dễ bị viêm phổi do nấm.
- Nếu sinh thường qua đường âm đạo, trẻ dễ bị nấm tại cơ quan sinh dục dính vào niêm mạc miệng gây nấm miệng, viêm da do nấm.
Nhiễm khuẩn âm đạo
Là tình trạng môi trường âm đạo quá nhiều vi khuẩn. Hầu hết chị em đang mang bầu sẽ dễ bị nhiễm khuẩn âm đạo khi mang thai.
Triệu chứng viêm âm đạo do nhiễm khuẩn.
- Khí hư ra nhiều màu xanh, vàng, trắng đục, ngứa cơ quan sinh dục.
- Đau âm ỉ vùng bụng dưới.
- Đau rát khi quan hệ tình dục.
Âm đạo nhiễm Strep B
Đây là loại tác nhân chính gây nhiễm trùng đường tiết niệu, nhiễm trùng vết mổ, làm vỡ nội mạc tử cung… Khiến chị em phải đối mặt với nguy cơ sinh non và sảy thai. Bên cạnh đó, Strep B có khả năng gây nhiễm trùng sơ sinh.
Nữ giới bị nhiễm Strep B sẽ có những triệu chứng sau:
- Thường xuyên có cảm giác buồn tiểu, đi tiểu nóng rát, tiểu khó, nước tiểu đục.
- Khí hư ra nhiều, mùi hôi tanh khó chịu.
- Đau khi quan hệ tình dục.
Viêm âm đạo do nhiễm Trichomonas
Trichomonas là tác nhân lây truyền qua đường tình dục. Nếu thai phụ có quan hệ với người bạn tình/bạn đời nhiễm bệnh, nguy cơ lây nhiễm rất cao.
Triệu chứng viêm âm đạo do trichomonas:
- Ngứa cơ quan sinh dục.
- Khí hư có màu xanh, vàng, mùi hôi nhẹ.
- Đi tiểu đau buốt.
Phụ nữ mang thai bị viêm âm đạo do Trichomonas có nguy cơ sinh non cao hơn những mẹ bầu không bị bệnh.
Nguyên nhân gây viêm phụ khoa khi mang thai là gì?
Khi mang thai, cơ thể của chị em có nhiều thay đổi, sức đề kháng suy giảm, nội tiết tố mất cân bằng… Là nguyên nhân dẫn đến nguy cơ mắc bệnh cao hơn bình thường. Một số thủ phạm chính khiến mẹ bầu dễ bị viêm nhiễm phụ khoa gồm:
- Không chú ý vệ sinh cơ quan sinh dục sạch sẽ, rửa vùng kín bằng các chất tẩy vùng kín chứa nhiều hóa chất sẽ gây mất cân bằng độ pH âm đạo, tạo thuận lợi cho vi khuẩn nấm, sinh sôi và phát triển.
- Phụ nữ mang thai thường có sức đề kháng yếu. Đây là thời điểm cơ thể dễ mắc bệnh phụ khoa hơn do khả năng chống bệnh giảm sút.
- Bước vào giai đoạn thai nghén, nội tiết tố nữ gia tăng mạnh mẽ. Điều này kéo theo sự thay đổi về chức năng và hoạt động của các cơ quan sinh sản. Âm đạo tiết dịch nhiều hơn. Chính sự ẩm ướt này là môi trường thuận lợi để các loại vi khuẩn, nấm, virus phát triển mạnh mẽ. Từ đó gây viêm nhiễm phụ khoa.
Cách điều trị viêm nhiễm phụ khoa khi mang thai an toàn, hiệu quả
Viêm nhiễm phụ khoa khi mang thai phải làm sao? Rất nhiều chị em hoang mang, lo sợ khi phát hiện mình bị viêm phụ khoa. Vì sợ ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi.
Bác sĩ Vũ Thị Thanh Dung, chuyên gia sản phụ khoa cho biết, viêm phụ khoa khi mang thai hoàn toàn có thể chữa trị khỏi nếu chị em phát hiện và điều trị sớm. Do đó, khi phát hiện các triệu chứng bệnh, chị em cần chủ động đi khám và chữa trị càng sớm càng tốt.
Qua thăm khám lâm sàng, siêu âm, xét nghiệm bác sĩ sẽ nắm được chính xác nguyên nhân, mức độ viêm. Từ đó đưa ra phương án điều trị phù hợp để không ảnh hưởng đến thai nhi và thai phụ.
Đa phần, cách điều trị viêm phụ khoa khi mang thai là dùng thuốc kháng sinh dạng uống và dạng đặt âm đạo để có thể giảm viêm tại chỗ nhanh chóng. Đồng thời, tiêu diệt nhanh chóng vi khuẩn gây bệnh. Chị em hãy yên tâm dùng thuốc theo đơn của bác sĩ kê. Dựa vào tình trạng mang thai, bác sĩ sẽ kê loại thuốc điều trị bệnh phụ khoa phù hợp và an toàn cho thai nhi.
Với thuốc đặt, thường bác sĩ sẽ kê đơn trong khoảng 7 – 10 ngày. Sau đó thì dừng thuốc một thời gian ngắn trước khi tiến hành liệu trình tiếp theo. Chị em cần kiên trì sử dụng thuốc theo đúng chỉ định của bác sĩ về liệu lượng, loại dùng để có thể chữa trị bệnh nhanh chóng.
Lưu ý: Tuyệt đối không tự ý mua và dùng thuốc tại nhà khi chưa có sự cho phép của bác sĩ.
Biện pháp phòng tránh viêm phụ khoa khi mang thai
Không quá khó để giảm viêm phụ khoa khi mang thai. Dưới đây là một số mẹo hay mà các mẹ có thể tham khảo.
Chăm sóc “vùng kín” đúng cách thời kỳ thai nghén
Trong giai đoạn mang thai, vùng kín trở nên nhạy cảm hơn rất nhiều. Để giảm thiểu tình trạng viêm nhiễm xảy ra, mẹ bầu có thể chăm sóc vùng kín theo cách sau:
- Vệ sinh cô bé hàng ngày sạch sẽ, không thụt rửa sâu âm đạo.
- Không tắm bồn hoặc ngâm mình trong nguồn nước ao hồ nhiễm bẩn.
- Tránh mặc đồ lót chật, ẩm ướt. Thay đồ lót 2 lần/ngày để vùng kín luôn khô ráo.
- Không nên quá lạm dụng các loại dung dịch vệ sinh phụ nữ. Những chất này có thể gây mất cân bằng âm đạo, tiêu diệt vi khuẩn có lợi. Đồng thời khiến âm đạo khô rát, khó chịu hơn.
Quan hệ tình dục an toàn trong thời gian mang thai
Chị em nên tránh giao hợp ở những tháng đầu và tháng cuối cùng vì sẽ nguy hiểm tới thai nhi. Trường hợp xấu có thể dẫn đến sảy thai, sinh non.
Trước và sau mỗi lần gần gũi, cả 2 cần vệ sinh cơ quan sinh dục sạch sẽ. Với những mẹ bầu đang bị viêm nhiễm nên kiêng quan hệ để tránh viêm nhiễm lây lan.
Chế độ dinh dưỡng cho phụ nữ mang thai
Để tránh mắc bệnh viêm nhiễm phụ khoa thời điểm thai nghén, chế độ dinh dưỡng cũng vô cùng quan trọng. Viêm nhiễm phụ khoa nên ăn gì, kiêng ăn gì do đó được rất nhiều chị em quan tâm.
Theo chia sẻ của các chuyên gia, mẹ bầu nên uống nhiều nước, tăng cường ăn các loại rau xanh, hoa quả tươi. Một số thực phẩm cần bổ sung thêm là: Tỏi, sữa chua lên men, men vi sinh…
Nên hạn chế ăn đồ ngọt, đồ chiên xào, nhiều dầu mỡ, đồ cay nóng nếu bạn đang mắc viêm nhiễm phụ khoa. Những thực phẩm này có thể tăng tiết dịch âm đạo, khiến âm đạo luôn trong tình trạng ẩm ướt. Viêm nhiễm vì thế mà trở nên nghiêm trọng hơn.
Trên đây là những thông tin chia sẻ về bệnh viêm phụ khoa khi mang thai. Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị, phòng ngừa. Hy vọng, các mẹ bầu sẽ biết cách chăm sóc bản thân tốt hơn để luôn có một thai kỳ khỏe mạnh.
Hiệu Quả Hỗ Trợ Điều Trị Phụ Thuộc Vào Thể Trạng Của Mỗi Người
~ Tuân thủ theo đúng chỉ định của bác sĩ để mang lại kết quả tốt nhất ~
Có Thể Bạn Cần