Điểm mặt 9+ nguyên nhân rối loạn kinh nguyệt chị em phụ nữ cần biết
Rối loạn kinh nguyệt nếu diễn ra trong khoảng thời gian ngắn thường không nghiêm trọng. Tuy nhiên, nếu kéo dài có thể là dấu hiệu bệnh lý, gây ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng sinh sản chị em. Nguyên nhân rối loạn kinh nguyệt khá đa dạng. Xác định chính xác nguyên nhân giúp việc điều trị đúng hướng và đạt hiệu quả cao.
9+ Nguyên nhân rối loạn kinh nguyệt thường gặp ở chị em
Vòng kinh chuẩn của chị em phụ nữ thường kéo dài 28 – 32 ngày, số ngày hành kinh là 3- 5 ngày, lượng máu kinh khoảng 120 – 180 ml. Những chị em được cho là rối loạn kinh nguyệt khi vòng kinh quá ngắn hoặc quá dài, thường xuyên rong kinh, thống kinh, cường kinh…
Tùy từng trường hợp mà nguyên nhân rối loạn kinh nguyệt ở chị em khác biệt. Dưới đây là một số nguyên nhân phổ biến:
Kinh nguyệt biến động do rối loạn nội tiết tố
Nội tiết tố nữ là yếu tố quyết định chính đến hoạt động của vòng kinh. Do đó, nếu nội tiết thay đổi kỳ kinh cũng sẽ có nhiều sự xáo trộn.
Một số thời điểm nội tiết tố nữ dễ bị thay đổi đó là: Tiền mãn kinh, mãn kinh, mang thai, cho con bú, đau ốm… Tuy nhiên, đây chỉ là nguyên nhân sinh lý không có gì đáng lo ngại. Chị em chỉ cần giữ sức khỏe ổn định, nội tiết tố sẽ dần ổn định trở lại giúp kinh nguyệt đều đặn hơn.
Cơ thể thường xuyên căng thẳng, mệt mỏi gây rối loạn kinh nguyệt
Phụ nữ thường xuyên căng thẳng, mệt mỏi do áp lực từ công việc, gia đình và đời sống có nguy cơ cao đối mặt với tình trạng rối loạn kinh nguyệt.
Nguyên nhân được lý giải là do stress kéo dài khiến tuyến thượng thận tăng cường tiết hormone cortisol. Loại hormone này ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình sản sinh hormone tại buồng trứng, quá trình và chu kỳ rụng trứng. Kinh nguyệt do đó mà trở nên nhiễu loạn.
Kinh nguyệt không đều do tăng cân hoặc giảm cân đột ngột
Tình trạng đột ngột tăng hoặc giảm cân cũng được xem là nguyên nhân gây rối loạn kinh nguyệt ở nữ giới.
Cân nặng tăng quá nhanh khiến cơ thể sản sinh hormone estrogen quá mức dẫn đến dư thừa. Từ đó ảnh hưởng tới nội mạc tử cung và dẫn đến rối loạn kinh nguyệt. Ngược lại, giảm cân đột ngột lại khiến hormone estrogen suy giảm gây kinh nguyệt kéo dài.
Tốt nhất, chị em nên giảm cân từ từ, khoa học để tránh xáo trộn nội tiết tố gây ảnh hưởng đến sức khỏe nói chung và kỳ kinh nói riêng.
Rối loạn kinh nguyệt do mắc bệnh phụ khoa
Một số bệnh lý phụ khoa có thể trở thành nguyên nhân gây rối loạn kinh nguyệt như:
- Buồng trứng đa nang: Phụ nữ mắc buồng trứng đa nang thường có lượng hormone progesterone tăng vọt, vượt quá lượng hormone estrogen. Bệnh gây rối loạn phóng noãn, bế kinh, mất kinh, chậm kinh ở phụ nữ từ đó làm giảm khả năng thụ thai. Một số dấu hiệu khác bao gồm: Tăng cân, rậm lông, nổi mụn…
- U xơ tử cung, các vấn đề về tử cung: Tử cung là cơ quan giúp đưa máu kinh ra ngoài. Vì vậy, những vấn đề tại tử cung cũng có thể gây ra tình trạng rối loạn kinh nguyệt, cụ thể là rong kinh, rối loạn chu kỳ kinh.
- Lạc nội mạc tử cung: Thông thường, nội mạc tử cung sẽ dày lên và bong tróc, đào thải ra khỏi cơ thể tạo thành máu kinh trong trường hợp chị em không mang thai. Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp các tế bào nội mạc tử cung bị lạc vào trong, bám dính tại một số cơ quan sinh sản gây lạc nội mạc tử cung. Chị em mắc bệnh thường bị rối loạn kinh nguyệt, thống kinh, rong kinh, cường kinh.
- Viêm nhiễm phụ khoa: Triệu chứng viêm nhiễm phụ khoa kéo dài cũng khiến chu kỳ kinh nguyệt bị rối loạn kèm nhiều bệnh phụ khoa khác.
“Kỳ dâu” đảo lộn do tác dụng phụ của thuốc
Nếu để ý chị em có thể thấy, việc dùng thuốc cũng ít nhiều làm đảo lộn “kỳ rụng dâu”. Đặc biệt là khi chị em sử dụng thuốc tránh thai, thuốc kháng sinh, các loại thuốc điều trị ung thư, trầm cảm, thần kinh…
Ngoài rối loạn kinh, một số tác dụng phụ đi kèm cần chú ý như: Mệt mỏi, đau đầu, buồn nôn, mất ngủ, rối loạn tiêu hóa… Tuy nhiên, chị em cũng không nên quá lo lắng. Sau khi ngừng thuốc, tình trạng này sẽ chấm dứt.
Vận động quá nhiều khiến nguyệt san bất ổn
Việc vận động và tập luyện thể thao luôn được khuyến khích để duy trì cơ thể khỏe mạnh, săn chắc, dẻo dai, bền bỉ. Vậy nhưng, cái gì quá cũng đều không tốt. Tập luyện quá sức gây tiêu hao năng lượng, tụt cân nhanh cũng ảnh hưởng đến tình trạng kinh nguyệt.
Tốt nhất chị em nên tập luyện vừa sức. Bạn có thể lựa chọn những môn thể thao nhẹ nhàng như: Yoga, chạy bộ, bơi lội…
Chế độ ăn thiếu dinh dưỡng ảnh hưởng chu kỳ kinh nguyệt
Nhiều chị em ăn kiêng sai phương pháp, thường xuyên ăn uống thiếu chất, bỏ bữa, ăn đồ chế biến sẵn, đồ đóng hộp, đồ ăn cay nóng… Tất cả những thói quen này đều dẫn tới cơ thể bị thiếu chất, giảm sự bài tiết hormone estrogen cần thiết cho quá trình rụng trứng gây ra hiện tượng kinh nguyệt không đều.
Phụ nữ có thói quen hút thuốc, uống nhiều rượu bia, cà phê cũng có nguy cơ bị rối loạn kinh nguyệt tương tự.
Kinh nguyệt rối loạn ở những chị em nạo phá thai nhiều lần
Nạo phá thai là lựa chọn của nhiều chị em không may mang thai ngoài ý muốn. Tuy nhiên, thay vì thực hiện tại cơ sở chuyên khoa uy tín thì nhiều chị em lại chọn cơ sở kém chất lượng để tiết kiệm chi phí.
Bác sĩ tay nghề kém, cơ sở vật chất lạc hậu, phòng tiểu phẫu không đảm bảo vô trùng, dụng cụ y tế không tiệt trùng cẩn thận… làm gia tăng tỷ lệ nạo phá thai thất bại. Chị em càng thực hiện nhiều lần nội mạc tử cung càng bị mỏng đi. Tử cung bị tổn thương rất khó tránh xảy ra những bất thường về kinh nguyệt, thậm chí còn dẫn đến vô sinh.
Mắc bệnh lý mãn tính – Nguyên nhân rối loạn kinh nguyệt
Một số bệnh lý mãn tính như: Bệnh tuyến giáp, tiểu đường, u tuyến yên, viêm vùng chậu… cũng là nguyên nhân khiến cho chu kỳ kinh nguyệt bị rối loạn. Các vấn đề thường gặp có thể kể đến như rong kinh, cường kinh…
Chữa trị rối loạn kinh nguyệt sớm giúp bảo vệ sức khỏe tốt nhất
Theo chia sẻ của chuyên gia y tế, rối loạn kinh nguyệt ảnh hưởng đến sức khỏe tổng thể của chị em. Đồng thời gây nên nhiều hệ lụy về sau như: Thiếu máu, ảnh hưởng nhan sắc, vô sinh – hiếm muộn…
Rối loạn kinh nguyệt dù xuất phát từ bất kỳ nguyên nhân gì cũng nên chủ động thăm khám, điều trị để được điều trị hiệu quả. Tùy tình trạng bệnh bác sĩ sẽ tư vấn phương pháp nội khoa, vật lý trị liệu hoặc ngoại khoa phù hợp.
Bài viết trên đây vừa giúp chị em điểm mặt 9+ nguyên nhân rối loạn kinh nguyệt phổ biến. Những thói quen sinh hoạt lành mạnh sẽ giúp chị em phòng ngừa bệnh tốt nhất. Kết hợp với đó là thăm khám sức khỏe định kỳ 6 tháng/lần. Nếu có vấn đề gì bất thường, hãy chủ động liên hệ bác sĩ để được tư vấn kịp thời.
Hiệu Quả Hỗ Trợ Điều Trị Phụ Thuộc Vào Thể Trạng Của Mỗi Người
~ Tuân thủ theo đúng chỉ định của bác sĩ để mang lại kết quả tốt nhất ~
Có Thể Bạn Cần