[Điểm mặt]: Dấu hiệu rối loạn kinh nguyệt chị em nên biết
Rối loạn kinh nguyệt là một trong những hội chứng thường gặp ở nữ giới. Nữ giới tuổi dậy thì, tiền mãn kinh, thậm chí trong độ tuổi sinh sản đều có thể gặp phải. Nhận biết dấu hiệu rối loạn kinh nguyệt và điều trị sớm sẽ giúp chị em tránh được những biến chứng ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản.
Biểu hiện của chứng rối loạn kinh nguyệt
Rối loạn kinh nguyệt là tình trạng bất thường về chu kỳ kinh nguyệt của nữ giới. Tình trạng này thể hiện rõ rệt qua số ngày hành kinh, lượng máu kinh chảy ra từ âm đạo. Thông thường, rối loạn kinh nguyệt thường gặp ở những đối tượng sau:
- Bé gái ở tuổi dậy thì.
- Phụ nữ tuổi tiền mãn kinh.
- Phụ nữ sau sinh.
- Nữ giới có chế độ sinh hoạt – ăn uống không hợp lý.
Khi bị rối loạn kinh nguyệt, chị em thường gặp những triệu chứng sau:
Rong kinh, rong huyết
Rong kinh, rong huyết mà một trong những dấu hiệu rối loạn kinh nguyệt thường gặp. Triệu chứng này thường gặp ở những chị em mới dậy thì hoặc tiền mãn kinh.
Bên cạnh là dấu hiệu nhận biết rối loạn kinh nguyệt, rong kinh và rong huyết còn có thể cảnh báo một số bệnh phụ khoa khác. Điển hình như u xơ tử cung, viêm cổ tử cung, viêm mạc nội tử cung, u nang buồng trứng. Hay các căn bệnh ác tính như: ung thư buồng trứng, ung thư cổ tử cung.
Thống kinh
Thống kinh được hiểu là tình trạng đau bụng mỗi khi hành kinh. Triệu chứng này khá phổ biến nên nhiều chị em thường xem là hiện tượng bình thường.
Nữ giới bị thống kinh có thể do các bệnh phụ khoa khác gây ra như u xơ tử cung, viêm mạc nội tử cung hoặc lạc nội mạc tử cung…
Thiểu kinh
Thông thường, trong mỗi chu kỳ kinh, lượng máu kinh mất đi dao động từ 50 – 150ml. Tuy nhiên, nếu ngày hành kinh chỉ diễn ra trong 2 ngày và lượng máu ít hơn 20ml được xem là thiểu kinh.
Theo các bác sĩ, với những chị em có chu kỳ ngắn, lượng máu mất đi quá ít sẽ phải đối mặt với tình trạng vô sinh – hiếm muộn.
Cường kinh
Ngược lại với thiểu kinh, cường kinh là hiện tượng lượng máu kinh nhiều hơn bình thường. Chị em cũng cần thận trọng với tình trạng này vì có thể ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản.
Vô kinh
Vô kinh được hiểu là tình trạng không có kinh nguyệt ở nữ giới. Tình trạng này được chia thành 2 loại, đó là vô kinh nguyên phát và vô kinh thứ phát.
- Vô kinh nguyên phát: Là trường hợp chị em phụ nữ đã quá tuổi dậy thì mà không có kinh nguyệt. Nguyên nhân chủ yếu là do bộ phận sinh dục bị dị dạng như không có tử cung hoặc không có bộ phận sinh dục.
- Vô kinh thứ phát: Xảy ra ở chị em đã từng có kinh, nhưng sau một khoảng thời gian lại bị mất kinh trong vòng 3 tháng. Chủ yếu là do chị em nạo phá thai nhiều lần hoặc băng huyết quá nhiều sau khi sinh.
Rối loạn kinh nguyệt có nguy hiểm không?
Rối loạn kinh nguyệt có nguy hiểm không? Câu trả lời là có. Tình trạng này kéo dài không chỉ ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày mà còn ảnh hưởng đến sức khỏe của nữ giới. Cụ thể:
- Thiếu máu: Lượng máu kinh ra nhiều và diễn ra trong nhiều ngày khiến chị em bị thiếu máu. Các triệu chứng của thiếu máu thường gặp như chóng mặt, mệt mỏi, da xanh xao, tim loạn nhịp, thở gấp. Thậm chí, nhiều trường hợp nghiêm trọng có thể đe dọa đến tính mạng.
- Nguy cơ mắc các bệnh phụ khoa: Chu kỳ kinh kéo dài sẽ tạo điều kiện cho các hại khuẩn phát triển và gây bệnh. Khiến nữ giới có nguy cơ mắc các bệnh phụ khoa như viêm âm đạo, u màng trong tử cung, viêm buồng trứng.
- Nguy cơ vô sinh: Chu kỳ kinh nguyệt bất thường sẽ ảnh hưởng đến việc mang thai. Nguyên nhân do thời điểm rụng trứng không thường xuyên hoặc do viêm nhiễm gây tắc vòi tử cung.
- Bệnh lý nguy hiểm: Một số trường hợp rối loạn kinh nguyệt là biểu hiện những bệnh lý như chửa ngoài tử cung, ung thư niêm mạc tử cung… sẽ rất nguy hiểm nếu bạn đi khám muộn.
- Ảnh hưởng đến nhan sắc phụ nữ: Rối loạn kinh nguyệt có liên quan mật thiết đến rối loạn hormone trong cơ thể. Tình trạng này sẽ ảnh hưởng đến sắc đẹp của chị em, khí huyết lưu thông kém khiến da kém mịn màng, khiến chị em dễ cáu gắt, nóng tính…
Lời khuyên của bác sĩ
Qua những thông tin trên chắc hẳn chị em cũng đã nắm rõ những dấu hiệu rối loạn kinh nguyệt. Có thể thấy, sự bất thường của kinh nguyệt tiềm ẩn rất nhiều nguy hại. Đặc biệt, có thể gây vô sinh – hiếm muộn, đe dọa đến thiên chức làm mẹ của chị em.
Do đó, nếu tình trạng kinh nguyệt bất thường diễn ra trong thời gian dài. Tốt nhất chị em nên chủ động đi khám càng sớm càng tốt. Tùy vào từng nguyên nhân bác sĩ sẽ có phương pháp khắc phục phù hợp. Bao gồm thay đổi chế độ ăn uống, sinh hoạt, điều trị bằng thuốc, ngoại khoa…
Để kinh nguyệt sớm ổn định, chị em hãy tuân thủ theo phác đồ của bác sĩ. Tuyệt đối không tự ý áp dụng bất kỳ phương pháp điều trị nào khi chưa thăm khám.
Hiệu Quả Hỗ Trợ Điều Trị Phụ Thuộc Vào Thể Trạng Của Mỗi Người
~ Tuân thủ theo đúng chỉ định của bác sĩ để mang lại kết quả tốt nhất ~
Có Thể Bạn Cần