Kinh nguyệt kéo dài – Dấu hiệu cảnh báo bệnh phụ khoa nguy hiểm
Sự bất thường của kinh nguyệt phản ảnh sức khỏe của chị em đang gặp vấn đề. Trong đó, kinh nguyệt kéo dài cũng là tình trạng chị em cần phải thận trọng. Vậy chu kỳ nguyệt san kéo dài do đâu? Cách khắc phục như thế nào? Theo dõi bài viết sau để nắm rõ hơn về vấn đề này.
Kinh nguyệt kéo dài là gì?
Kinh nguyệt kéo dài hiểu đơn giản là ngày đèn đỏ diễn ra bất thường so với những chu kỳ trước. Thông thường, ở nữ giới khỏe mạnh một chu kỳ kinh sẽ diễn ra từ 28 – 32 ngày, ngày hành kinh từ 2 – 7 ngày. Nếu ngày đèn đỏ của chị em kéo dài hơn 7 ngày sẽ được xem là kinh nguyệt kéo dài.
Theo đó, nếu chu kỳ kinh của chị em kéo dài nhưng không có dấu hiệu bất thường thì không đáng lo ngại. Ngược lại, nếu tình trạng này diễn ra ít nhất trong 3 kỳ liên tiếp, đồng thời xuất hiện các triệu chứng sau cần phải đi kiểm tra sớm.
- Ngày hành kinh kéo dài trên 10 ngày.
- Lượng máu kinh ra nhiều bất thường.
- Chảy máu âm đạo bất thường.
- Đau bụng, đau lưng dữ dội.
Nguyên nhân khiến kinh nguyệt kéo dài
Có 2 nhóm nguyên nhân chính khiến chu kỳ kinh kéo dài, đó là nhóm nguyên nhân sinh lý và bệnh lý. Dưới đây sẽ tổng hợp những thủ phạm chính khiến ngày đèn đỏ kéo dài bất thường.
Thay đổi nội tiết tố và rụng trứng
Chu kỳ kinh kéo dài có thể do sự thay đổi nội tiết tố và quá trình rụng trứng. Nguyên nhân do tình trạng này sẽ khiến cho niêm mạc tử cung dày hơn. Điều này sẽ khiến cho việc bong lớp lót tử cung diễn ra lâu hơn, có thể kéo dài đến 15 ngày.
Béo phì
Nhiều chị em gặp phải tình trạng kinh nguyệt dài bất thường do là việc tăng cân, béo phì. Việc tăng cân sẽ khiến lớp mô mỡ kích thích sản sinh nhiều Estrogen. Sự tăng đột ngột của estrogen sẽ ảnh hưởng xấu đến chu kỳ kinh nguyệt và gây các tình trạng bất thường.
Sử dụng vòng tránh thai
Vòng tránh thai được rất nhiều chị em lựa chọn để tránh mang thai ngoài ý muốn. Trong quá trình sử dụng, chị em sẽ gặp một số tác dụng phụ, trong đó có ảnh hưởng đến chu kỳ kinh nguyệt. Tùy từng loại vòng mà mức độ ảnh hưởng cũng sẽ khác nhau.
- Vòng không chứa hormone: Khiến chu kinh kéo dài hơn bình thường.
- Vòng chứa hormone: Rút ngắn thời gian hành kinh hoặc thậm chí có thể gây mất kinh. Bên cạnh đó, chu kỳ kinh đầu tiên sau khi đặt vòng có thể sẽ ra nhiều máu kinh hơn.
Tác dụng phụ của thuốc
Một số loại thuốc khi sử dụng sẽ khiến ngày đèn đỏ diễn ra dài hơn bình thường. Trong đó, phải kể đến một số loại thuốc như thuốc tránh thai hàng ngày, thuốc tránh thai khẩn cấp, thuốc chống đông máu, thuốc chống viêm không steroid…
Giai đoạn mãn kinh
Nữ giới bước vào giai đoạn tiền mãn kinh và mãn kinh thường chu kỳ kinh sẽ diễn ra bất thường. Nguyên nhân do nồng độ homrone bắt đầu suy giảm. Các triệu chứng thường gặp như kinh nguyệt kéo dài trên 10 ngày hoặc ít hơn, suy giảm ham muốn, kinh nguyệt không đều, mất ngủ…
Do mang thai
Khi mang thai, chị em sẽ có triệu chứng chậm kinh. Song một số trường hợp khác kinh nguyệt sẽ trở nên bất thường, cụ thể đó là chu kỳ hành kinh diễn ra dài hơn.
Sảy thai
Chị em cần phải thận trọng với triệu chứng kinh nguyệt kéo dài, vì đây có thể là sảy thai gây ra. Lúc này, tử cung co bóp đẩy thai ra ngoài, nên tình trạng chảy máu sẽ kéo dài. Khi phôi thai được đẩy ra hoàn toàn, cơ thể hồi phục chu kỳ kinh sẽ trở lại bình thường.
U nang buồng trứng
Bên cạnh các nguyên nhân sinh lý kể trên, chu kỳ kéo dài là do các bệnh lý gây ra. Đầu tiên phải kể đến bệnh u nang buồng trứng.
Khi mắc u nang buồng trứng, chu kỳ kinh của chị em sẽ kéo dài hơn bình thường. Ngoài ra, còn gặp các triệu chứng khác như tăng cân, lông và tóc phát triển quá mức, vô sinh…
Hội chứng buồng trứng đa nang
Kinh nguyệt kéo dài do đâu? Nhiều chị em có chu kỳ dài là mắc đa nang buồng trứng. Những chị em mắc bệnh thường hormone trong cơ thể sẽ thay đổi. Có thể sẽ bị tăng cân khó kiểm soát khiến chu kỳ kinh bị rối loạn.
U xơ tử cung
Chu kỳ kinh dài cũng là một trong những triệu chứng của u xơ tử cung. Đây là bệnh lý thường gặp ở những chị em trong độ tuổi sinh sản. Các triệu chứng của bệnh chủ yếu xoay quanh chu kỳ kinh nguyệt của chị em, có trường hợp kinh nguyệt dài đến 2 tuần.
Ung thư cổ tử cung
Ung thư cổ tử cung là một trong những bệnh lý nguy hiểm, có thể đe dọa đến tính mạng nếu không được điều trị. Bên cạnh triệu chứng kinh nguyệt dài, chị em còn gặp các dấu hiệu khác như chảy máu khi quan hệ, xuất huyết bất thường…
Lạc nội mạc tử cung
Lạc nội mạc tử cung có thể khiến ngày hành kinh của chị em diễn ra lâu hơn. Chị em cần phát hiện bệnh sớm để tránh ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản sau này.
Rối loạn máu
Chu kỳ kinh dài cũng thường xuất hiện ở những chị em mắc chứng rối loạn đông máu. Ngoài ra, còn xuất hiện các cục máu đông trong ngày đèn đỏ. Chứng bệnh này còn khiến chị em chảy máu cam, chảy máu răng lợi, mệt mỏi, khó thở…
Bệnh tuyến giáp
Bệnh lý cuối cùng khiến kinh nguyệt kéo dài đó là bệnh tuyến giáp. Tuyến giáp là bộ phận kiểm soát hormone trong cơ thể. Do đó, khi mắc bệnh, hormone sẽ bị rối loạn và làm thay đổi chu kỳ kinh.
Chu kỳ kinh kéo dài có nguy hiểm không?
Dù kinh nguyệt dài do sinh lý hay bệnh lý đều ảnh hưởng đến sức khỏe của chị em. Đặc biệt tình trạng rong kinh kéo dài không được điều trị sớm sẽ gây những biến chứng sau:
- Thiếu máu: Chị em có thể bị thiếu máu nếu như mỗi chu kỳ mất máu quá nhiều. Lúc này có thể sẽ gặp các dấu hiệu như khó thở, cơ thể mệt mỏi, da xanh xao, thiếu sức sống…
- Đau bụng dữ dội: Chu kỳ kinh dài còn có thể kéo theo triệu chứng đau bụng dữ dội. Một vài trường hợp hiện tượng chuột rút có liên quan đến rong kinh.
- Nguy cơ vô sinh – hiếm muộn: Trường hợp kinh nguyệt kéo dài, máu kinh sẽ có màu đen do bị ứ đọng lâu trong tử cung. Việc này tạo điều kiện thuận lợi cho các vi khuẩn gây hại xâm nhập gây bệnh. Vi khuẩn có thể đi theo hướng từ âm đạo lên vòi trứng, buồng tử cung… gây ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của phụ nữ. Ngoài ra, kinh nguyệt kéo dài do bệnh lý cũng sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản của chị em nếu không được điều trị sớm.
Cách điều trị kinh nguyệt kéo dài
Với tình trạng kinh nguyệt kéo dài, chị em nên tìm đến những địa chỉ uy tín để được thăm khám và điều trị triệt để. Tuyệt đối không tự ý áp dụng các mẹo dân gian hay mua thuốc về uống. Tùy vào từng trường hợp bệnh bác sĩ sẽ tư vấn cho chị em phương pháp điều trị hiệu quả.
Sử dụng thuốc điều trị kinh nguyệt kéo dài
Nếu trường hợp kinh nguyệt dài do tâm lý, rối loạn homrone, bác sĩ sẽ tư vấn dùng thuốc để điều trị. Trong quá trình dùng thuốc chị em cần lưu ý sử dụng đúng hướng dẫn để đảm bảo hiệu quả. Một số loại thuốc có thể được chỉ định gồm:
- Điều trị bằng thuốc tránh thai.
- Tiêm thuốc tăng cường nội tiết.
- Thuốc progesterone.
- Vòng tránh thai nội tiết…
Phương pháp ngoại khoa chuyên sâu
Phương pháp ngoại khoa sẽ được áp dụng nếu kinh nguyệt kéo dài do các bệnh phụ khoa gây ra. Mỗi bệnh lý sẽ áp dụng phương pháp phù hợp như sóng cao tần RFA, phẫu thuật loại bỏ u nang…
Bên cạnh đó, chị em cũng cần duy trì thói quen sinh hoạt lành mạnh, khoa học để điều hòa kinh nguyệt. Bao gồm:
- Ngủ đủ giấc, không thức khuya.
- Hạn chế tình trạng căng thẳng đầu óc, stress. Luôn tạo tinh thần thoải mái, thư giãn.
- Không làm việc căng thẳng trong những ngày “đèn đỏ”.
- Uổng đủ nước mỗi ngày.
- Luyện tập các bài thể dục, thể thao vừa sức. Không nên tập quá sức hoặc chơi các môn thể thao đối kháng.
- Có chế độ dinh dưỡng đầy đủ dưỡng chất.
Trên đây là thông tin về tình trạng kinh nguyệt kéo dài. Triệu chứng này cảnh báo nhiều bất thường trong cơ thể, đặc biệt là các bệnh phụ khoa. Chị em cần phải động kiểm tra sức khỏe để khắc phục sớm.
Hiệu Quả Hỗ Trợ Điều Trị Phụ Thuộc Vào Thể Trạng Của Mỗi Người
~ Tuân thủ theo đúng chỉ định của bác sĩ để mang lại kết quả tốt nhất ~
Có Thể Bạn Cần