Địa chỉ: 221 Nguyễn Thị Minh Khai, P. Nguyễn Cư Trinh, Q.1, TP. HCM Thời gian làm việc: 08:00 - 18:00 (Tất cả các ngày trong tuần & ngày lễ)

Giờ làm việc8:00 - 20:00Hotline 24/70765 221 221

Mang thai ngoài tử cung và những điều chị em cần biết

Mang thai ngoài tử cung là hiện tượng túi thai không được tử cung bảo vệ, dễ bị vỡ, chảy máu, mất máu. Tình trạng này gây nguy hiểm đến tính mạng thai phụ nên cần đặc biệt lưu ý.

Mang thai ngoài tử cung là gì?

Mang thai ngoài tử cung là trường hợp thai không làm tổ trong buồng tử cung mà làm tổ tại các vị trí khác ngoài tử cung như: Vòi trứng (chiếm hơn 95%), buồng trứng, cổ tử cung, ổ bụng, ổ phúc mạc…

Hiện tượng thai ngoài tử cung thường gặp ở những chị em dị tật ống dẫn trứng, hẹp ống dẫn trứng bẩm sinh, đã từng phẫu thuật liên quan đến vòi trứng…

Nguyên nhân mang thai ngoài tử cung

Phần lớn các trường hợp mang thai ngoài tử cung xuất phát từ những bất thường ở vòi trứng. Một số nguyên nhân cụ thể gồm:

  • Tổn thương ống dẫn trứng: Tất cả những tổn thương của ống dẫn trứng, dù về hình dạng hay chức năng đều cản trở quá trình phôi thai di chuyển về buồng tử cung (di chuyển chậm hoặc không di chuyển được).
  • Hậu quả của viêm nhiễm Chlamydia Trachomatis: Chlamydia tồn tại ở cơ quan sinh dục nữ là nguyên nhân gây viêm niệu đạo, viêm nội mạc tử cung, viêm ống dẫn trứng, viêm vùng chậu. Tình trạng viêm nhiễm này làm xuất hiện sẹo ống dẫn trứng khiến trứng đã thụ tinh không thể di chuyển vào tử cung theo lịch trình bình thường.
  • Ảnh hưởng của bệnh viêm nhiễm phụ khoa: Phụ nữ đã từng bị viêm hoặc nhiễm trùng ống dẫn trứng, tử cung hoặc buồng trứng có nguy cơ chửa ngoài tử cung cao hơn phụ nữ khỏe mạnh.

  • Thắt ống dẫn trứng: Thắt ống dẫn trứng là phẫu thuật được thực hiện nhằm giúp phụ nữ tránh thai ngoài ý muốn. Tuy nhiên, việc làm này cũng sẽ khiến tỷ lệ thai ngoài tử cung cao hơn nếu sau đó thai phụ này mang thai.
  • Đang điều trị vô sinh: Việc sử dụng thuốc kích thích rụng trứng trong quá trình điều trị vô sinh có thể khiến bạn dễ mang bầu ngoài tử cung hơn.
  • Từng phẫu thuật ở vùng chậu: Việc mổ lấy thai hoặc phẫu thuật cắt bỏ u xơ cũng là các yếu tố nguy cơ gây ra tình trạng này.
  • Dùng thuốc tránh thai hoặc dụng cụ tránh thai (IUD): Việc sử dụng các biện pháp tránh thai có thể làm tăng nguy cơ mang thai ngoài tử cung.

Dấu hiệu nhận biết mang thai ngoài tử cung

Các mẹ bầu có thể nhận biết sớm mang thai ngoài tử cung dựa vào những dấu hiệu dưới đây:

  • Rong huyết nhẹ.
  • Đau bụng dưới.
  • Bụng xuất hiện những cơn đau nhói.
  • Đau một bên cơ thể.
  • Chóng mặt, mệt mỏi.
  • Buồn nôn và ói mửa.
  • Đau vai, cổ hoặc trực tràng.
  • Ngất xỉu.

Đối tượng dễ mắc mang thai ngoài tử cung

Mang thai ngoài tử cung xảy ra ở 3% thai phụ. Bất cứ ai cũng có thể gặp phải rắc rối này. Tuy nhiên, tỷ lệ mắc bệnh cao hơn tập trung ở những nhóm đối tượng sau đây:

  • Từng mắc các bệnh lây truyền qua đường tình dục như: Lậu, chlamydia.
  • Hút thuốc trước khi mang thai.
  • Viêm vòi tử cung hoặc viêm khung chậu.
  • Dị tật bẩm sinh tại ống dẫn trứng.
  • Sẹo do lạc nội mạc tử cung hoặc phẫu thuật vùng chậu.
  • Đã từng mang thai ngoài tử cung.
  • Ảnh hưởng của phẫu thuật thắt ống dẫn trứng (phẫu thuật triệt sản).
  • Tác dụng phụ của các loại thuốc hoặc các phương pháp điều trị vô sinh như thụ tinh trong ống nghiệm (IVF).
  • Mẹ của sản phụ từng dùng diethylstilbestrol trong khi mang thai.

Mang thai ngoài tử cung tiềm ẩn nhiều biến chứng nguy hiểm

Chửa ngoài tử cung là điều mà không người phụ nữ nào mong muốn. Tình trạng này còn gây những nguy cơ tiềm ẩn ảnh hưởng đến sức khỏe của người mẹ như:

  • Xuất huyết do vỡ thai ngoài tử cung: Thai ngoài tử cung khi phát triển lớn sẽ vỡ gây chảy máu ồ ạt trong ổ bụng. Nếu không cấp cứu kịp thời sẽ khiến cho thai phụ bị tụt huyết áp, mạch nhanh, thậm chí trụy mạch và tử vong vì mất nhiều máu.

  • Ảnh hưởng đến những lần mang thai tiếp theo: Chị em có tiền sử mang thai ngoài tử cung sẽ có nguy cơ cao mang thai ngoài tử cung ở những lần mang thai tiếp theo. Một số yếu tố nguy cơ như: các vết sẹo mổ, bệnh lý viêm nhiễm phụ khoa hay tác dụng phụ của các thuốc tránh thai đã sử dụng…
  • Tăng nguy cơ vô sinh – hiếm muộn: Thai ngoài tử cung vỡ có thể gây tổn thương những cơ quan sinh sản khiến cho chúng không còn được nguyên vẹn. Ngoài ra, vết sẹo sau phẫu thuật thai ngoài tử cung để lại cũng có thể ngăn chặn quá trình thụ thai hoặc làm tổ của trứng về sau.

Phương pháp điều trị thai ngoài tử cung

Trong quá trình thăm khám, tùy thuộc vào sự phát triển của khối thai ngoài tử cung cũng như tình hình sức khỏe thai phụ mà bác sĩ sẽ tư vấn phương thức điều trị thích hợp.

Y học hiện đại có một số phương pháp điều trị thai ngoài tử cung khá hiệu quả như sau:

Điều trị thai ngoài tử cung bằng thuốc tiêm

Thuốc tiêm thường được chỉ định trong trường hợp thai ngoài tử cung được phát hiện sớm, kích thước thai còn nhỏ và phôi thai chưa bị vỡ.

Tiêm thuốc có tác dụng ngăn chặn sự phân chia và phát triển của tế bào, làm thai tự động triệt tiêu sau 1 tháng điều trị. Việc dùng thuốc có thể gây một số tác dụng phụ không mong muốn như: Buồn nôn, mệt mỏi, nhiệt miệng, tiêu chảy…

Nếu muốn có thai trở lại, chị em nên chờ ít nhất 3 tháng. Tránh việc dùng thuốc gây ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi về sau.

Phẫu thuật loại bỏ thai ngoài tử cung

Để loại bỏ thai ngoài tử cung, biện pháp phổ biến nhất là thực hiện phẫu thuật. Can thiệp kịp thời sẽ giúp khối thai được đưa ra ngoài cơ thể trước khi phát triển quá lớn, tránh những biến chứng nguy hiểm.

Có 2 hình thức phẫu thuật giúp chị em lựa chọn gồm:

  • Phẫu thuật mổ mở: Áp dụng với thai ngoài tử cung có kích thước lớn và bị vỡ. Trong trường hợp này ống dẫn trứng đã bị hư hỏng nên sẽ cần được loại bỏ.
  • Phẫu thuật mổ nội soi: Việc tiến hành phẫu thuật giúp lấy khối thai ngoài tử cung nhưng vẫn giữ lại vòi trứng. Việc này nhằm bảo tồn vòi trứng cho khả năng mang thai lần sau sẽ tốt hơn. Áp dụng khi thai ngoài tử cung chưa vỡ.

Ngăn ngừa mang thai ngoài tử cung bằng cách nào hiệu quả?

Mang thai ngoài tử cung gây ảnh hưởng trực tiếp đến tâm lý, sức khỏe của thai phụ. Thậm chí còn dễ gây mang thai ngoài tử cung ở những lần tiếp theo. Để giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh, chị em cần duy trì lối sống lành mạnh, cụ thể:

  • Quan hệ tình dục an toàn, chung thủy.
  • Sử dụng bao cao su khi quan hệ tình dục để ngăn ngừa các bệnh lây truyền qua đường tình dục và giảm nguy cơ mắc bệnh nhiễm trùng vùng chậu.
  • Không hút thuốc, sử dụng bia rượu, chất kích thích trước và trong khi mang thai.
  • Khám sức khỏe định kỳ và khám thai ngay khi có dấu hiệu mang thai sớm.

Mang thai ngoài tử cung là bệnh lý sản khoa tiềm ẩn nhiều biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe và tính mạng người mẹ. Bởi vậy, ngay khi có dấu hiệu mang thai bất thường, chị em nên chủ động đến cơ sở y tế chuyên khoa để được khám, tư vấn, điều trị kịp thời, hiệu quả.

Hiệu Quả Hỗ Trợ Điều Trị Phụ Thuộc Vào Thể Trạng Của Mỗi Người

~ Tuân thủ theo đúng chỉ định của bác sĩ để mang lại kết quả tốt nhất ~

Bác sĩ Vũ Thị Thanh Dung

CKII Sản Phụ khoa

Gần 40 năm kinh nghiệm, Nguyên Trưởng khoa Khoa khám bệnh – Bệnh viện Hùng Vương, bệnh viện Từ Dũ.

Đặt Hẹn khámTư vấn Online

Bác sĩ Phạm Thị Sâm

CKI Sản Phụ khoa

Hơn 30 năm kinh nghiệm, thăm khám & điều trị viêm nhiễm phụ khoa, Vô sinh hiếm muộn, Sức khỏe sinh sản ...

Đặt Hẹn khámTư vấn Online

Bác sĩ Lê Hữu Liêm

CKII Sản Phụ khoa

Hơn 35 năm kinh nghiệm, Nguyên Phó khoa Sản bệnh viện Phụ sản Hà Nội, từng tu nghiệp tại Thụy Sỹ.

Đặt Hẹn khámTư vấn Online

Bác sĩ Nguyễn Thị Xuân Trang

CKI Sản Phụ khoa

Hơn 30 năm kinh nghiệm, Từng giữ chức vụ Trưởng khoa Sản bệnh viện Đa khoa Hoàn Hảo – Bình Dương.

Đặt Hẹn khámTư vấn Online

Tư Vấn & Đặt Hẹn

Để lại thông tin
chúng tôi sẽ gọi lại ngay cho bạn !