Que thử 2 vạch nhưng vẫn có kinh do đâu – Lời khuyên từ bác sĩ
Que thử 2 vạch báo hiệu chị em đã mang thai, lúc này chu kỳ kinh nguyệt sẽ không xuất hiện cho đến khi chị em sinh xong một thời gian. Song có trường hợp que thử 2 vạch nhưng vẫn có kinh khiến chị em hoang mang. Vậy trường hợp này nguyên nhân do đâu? Cùng tìm hiểu ngay sau đây.
Tại sao que thử 2 vạch nhưng vẫn có kinh?
Sử dụng que thử thai là một trong những phương pháp xác định mang thai có hiệu quả cao. Phương pháp này giúp phát hiện nồng độ homrone hCG có trong nước tiểu. Thông thường, hormone này chỉ tiết ra khi nhau thai bắt đầu phát triển. Nên khi thử thai, kết quả sẽ hiện lên 2 vạch.
Với trường hợp chậm kinh và thử que 2 vạch, máu kinh sẽ không xuất hiện nữa. Nguyên nhân do khi thụ thai thành công, cơ thể sẽ tiết ra Progesterone làm thay đổi nội mạc tử cung để phôi thai làm tổ. Nếu phôi thai không làm tổ hoặc không thụ thai thành công, lượng Progesterone giảm và chuẩn bị cho giai đoạn hành kinh mới.
Vậy que thử thai 2 vạch nhưng vẫn có kinh là do đâu? Đây là một trong những trường hợp bất thường, có thể do mang thai nhưng gặp bất thường ở cơ quan sinh dục hoặc có thể không do mang thai.
Cụ thể như sau:
Ra máu báo thai
Que thử 2 vạch nhưng vẫn có kinh có thể là do bạn mang thai và máu kinh xuất hiện đó là máu báo. Máu báo thường sẽ xuất hiện ở giai đoạn đầu khi mang thai. Tình trạng chảy máu kéo dài từ 3 – 5 ngày và lượng máu ra ít.
Để giúp chị em nhận biết máu báo thai và máu kinh, ngay sau đây là cách nhận biết.
- Máu kinh: Máu màu đỏ sẫm, ra nhiều, ra ồ ạt và có khả năng ra từ 3 đến 5 ngày. Ít dần cũng như kết thúc ở khoảng ngày thứ 7.
- Máu báo thai: Máu tươi, không kèm dịch nhày, ra ít và nhỏ giọt tuy nhiên cũng kéo dài từ 3 tới 5 ngày.
Có thai nhưng thời điểm thử thai quá sớm
Trường hợp này que thử 2 vạch là do chị em đã mang thai. Song lúc này túi ối chưa phát triển nhanh và chưa chiếm hết toàn bộ khoảng trống trong tử cung. Đồng thời, giữa niêm mạc túi ối và niêm mạc tử cung có khoảng trống, nên khi kết hợp với nhau nếu trùng với thời gian kinh nguyệt, niêm mạc tử cung vẫn bong tróc nên âm đạo sẽ chảy máu.
Trong trường hợp này chị em cần cảnh giác nếu như chảy máu kèm đau bụng dữ dỗi.
Bạn có thai những đã bị sẩy hoặc có nguy cơ dọa sẩy thai
Que thử thai 2 vạch nhưng vẫn có kinh, có thể do bạn đã có thai nhưng bị sẩy hoặc có nguy cơ dọa sảy.
Trong trường hợp này khi siêu âm bác sĩ sẽ không thấy túi thai hoặc khối thai kém phát triển, kích thước bé, trường hợp dọa sảy sẽ rất khó nhìn thấy khối thai. Nếu kết quả chẩn đoán sảy thai hoặc dọa sẩy cần can thiệp sớm để hạn chế biến chứng.
Thai nằm ngoài tử cung
Một trường hợp nguy hiểm khác chị em phải lưu ý đó là do chửa ngoài tử cung. Lúc này chị em sẽ gặp các dấu hiệu như đau bụng, chảy máu âm đạo, trễ kinh…
Chửa ngoài tử cung rất nguy hiểm, nếu không được phát hiện sớm và can thiệp khối thai có thể bị vỡ. Trường hợp điều trị sớm sẽ giữ được khả năng sinh sản, hạn chế biến chứng.
Thử que 2 vạch nhưng vẫn có kinh do viêm nhiễm âm đạo
Nữ giới mang thai sẽ khiến hormone trong cơ thể thay đổi. Sự thay đổi này khiến cho âm đạo, cổ tử cung dễ bị viêm nhiễm. Khi viêm nhiễm lây lan và có tác động đến tử cung như quan hệ có thể gây chảy máu ở vị trí viêm.
Chửa trứng
Chửa trứng là tình trạng trứng được thụ tinh phát triển bất thường. Thay vì phát triển thành bào thai, trường hợp này trứng sẽ phát triển thành các túi dịch dính chùm như trứng ếch.
Bên cạnh triệu chứng chảy máu âm đạo, chị em còn thấy thốn bụng dưới, tim đập bất thường, ra nhiều mồ hôi, bụng to bất thường so với tuổi thai. Mặc dù trường hợp này không phải mang thai nhưng chị em sẽ có dấu hiệu ốm nghén bình thường.
Que thử thai hỏng
Que thử 2 vạch nhưng vẫn có kinh, có thể que thử thai bị hỏng. Với trường hợp, chị em nên đợi khoảng vài ngày rồi thử lại bằng que mới. Nếu kết quả vẫn 2 vạch chứng tỏ có thai, còn nếu que thử 1 vạch đồng nghĩa với không có thai.
Phản ứng của các loại thuốc
Một số loại thuốc khi sử dụng có thể khiến kết quả que thử bị sai lệch. Điển hình như thuốc kháng sinh; thuốc nội tiết; an thần; lợi tiểu… Nếu chị em lo lắng kết quả bị sai, tốt nhất nên đi xét nghiệm máu để đảm bảo chính xác.
Nên làm gì khi que thử 2 vạch nhưng vẫn có kinh?
Trường hợp que thử 2 vạch nhưng vẫn có kinh khả năng mang thai có thể xảy ra. Song cũng có trường hợp bất thường gây biến chứng nguy hiểm nếu không được can thiệp sớm. Do đó, trong trường hợp này chị em cần lưu ý:
- Cần thử thai lại, tốt nhất là nên thử thai vào buổi sáng.
- Chọn lựa que thử thai có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng, que còn hạn sử dụng.
- Thăm khám sớm trong trường hợp có những triệu chứng bất thường khác để kịp thời điều trị.
- Nên giữ tâm lý thoải mái, tráng căng thẳng, lo lắng.
- Nên nghỉ ngơi, thư giãn, không nên làm việc nặng nhọc.
- Kiêng quan hệ tình dục khi thấy âm đạo bị chảy máu cho dù do nguyên nhân nào gây nên.
- Vệ sinh vùng kín sạch sẽ, đúng cách, không nên thụt rửa âm đạo quá mạnh bạo.
Trong trường hợp ra máu kèm theo các triệu chứng đau đầu, buồn nôn, nôn, chóng mắt… Nên nhờ người thân đưa đến các cơ sở y tế để được kiểm tra.
Ngoài ra, các bác sĩ khuyến cáo trong giai đoạn chuẩn bị mang thai và mang thai, chị em cần phải kiểm tra sức khỏe sinh sản định kỳ. Đồng thời, có chế độ dinh dưỡng hợp lý; uống bổ sung viên sắt để tránh thiếu máu. Vì đây là nguyên do dẫn đến suy dinh dưỡng và dẫn đến sảy thai. Điều này cũng là nguyên nhân thử que 2 vạch nhưng vẫn có kinh.
Trên đây là thông tin về trường hợp que thử 2 vạch nhưng vẫn có kinh. Hy vọng bài viết sẽ hữu ích, giúp chị em có hướng xử lý kịp thời nếu xảy ra tình trạng này.
Hiệu Quả Hỗ Trợ Điều Trị Phụ Thuộc Vào Thể Trạng Của Mỗi Người
~ Tuân thủ theo đúng chỉ định của bác sĩ để mang lại kết quả tốt nhất ~
Có Thể Bạn Cần