Viêm âm đạo là gì – Dấu hiệu, nguyên nhân và cách điều trị
Theo thống kê, có đến 90% nữ giới gặp phải tình trạng viêm âm đạo. Vậy viêm âm đạo là gì? Có nguy hiểm không? Bài viết dưới đây sẽ có thông tin tổng quan về bệnh viêm phụ khoa này. Mời bạn đọc cùng tìm hiểu.
Viêm âm đạo – bệnh phụ khoa hơn 90% phụ nữ gặp phải
Viêm âm đạo là tình trạng âm đạo bị viêm, nhiễm trùng, có thể gây tiết dịch bất thường, ngứa hoặc đau vùng bộ phận sinh dục nữ. Bệnh lý này có thể xuất hiện ở bất kỳ đối tượng nào dù ở trẻ nhỏ hay người già.
Các triệu chứng của bệnh diễn biến âm thầm nên nhiều người chủ quan và bỏ qua. Chỉ đến khi bệnh chuyển sang giai đoạn nặng, nhiều biến chứng người bệnh mới thăm khám kiểm tra. Lúc này việc chữa trị khó khăn, tốn kém, người bệnh đối mặt với nhiều biến chứng nguy hiểm.
Dấu hiệu viêm âm đạo cấp tính và mãn tính
Viêm âm đạo diễn biến nhanh chóng, nếu không phát hiện sớm bệnh sẽ từ giai đoạn cấp tính chuyển sang mãn tính. Do đó, nếu gặp các triệu chứng dưới đây chị em nên đi kiểm tra vì có thể do viêm âm đạo gây ra.
- Khí hư thay đổi về màu sắc, mùi, số lượng. Cụ thể là khí hư có màu vàng, xanh, có lẫn máu. Đặc điểm khí hư đặc, vón cục, có mùi hôi tanh khó chịu.
- “Cô bé” thường xuyên bị ngứa rát, nóng ran.
- Vùng kín bị đau khi quan hệ tình dục hay đi vệ sinh.
Khi bệnh chuyển sang giai đoạn mãn tính, các triệu chứng diễn biến nghiêm trọng hơn. Lúc này, người bệnh sẽ gặp những triệu chứng dưới đây:
- Tình trạng ngứa vùng kín diễn ra nghiêm trọng, xuất hiện viêm loét, sưng đỏ.
- Trong khí hư có lẫn máu, chứng tỏ viêm nhiễm đã tấn công vào các cơ quan bên trong.
- Không còn hứng thú với chuyện chăn gối vì bị đau đớn khi quan hệ.
- Tiểu rắt, tiểu buốt.
Nguyên nhân viêm âm đạo
Nguyên nhân trực tiếp khiến âm đạo bị viêm nhiễm đó là vi khuẩn, nấm, trùng roi gây ra. Ngoài ra, những thói quen xấu trong sinh hoạt hàng ngày cũng sẽ tạo điều kiện cho các tác nhân có hại phát triển.
Nguyên nhân viêm âm đạo trực tiếp
Các thủ phạm trực tiếp khiến âm đạo bị viêm nhiễm bao gồm:
- Vi khuẩn: Sự mất cân bằng môi trường âm đạo sẽ tạo điều kiện cho các hại khuẩn phát triển. Viêm âm đạo do vi khuẩn có thể xuất hiện ở cả những người đã quan hệ hoặc chưa quan hệ.
- Nấm Candida: Loại nấm này tồn tại ở một số bộ phận trên cơ thể. Nếu môi trường sinh sống ẩm ướt kéo dài sẽ khiến chúng phát triển và gây viêm nhiễm.
- Trichomonas: Ký sinh trùng này thường lây qua đường tình dục không an toàn.
- Virus: Chủ yếu là virus Herpes và virus Human papillomavirus. Hai virus này thường lây qua đường giao hợp không an toàn.
Nguyên nhân gián tiếp gây viêm âm đạo
Những nguyên nhân dưới đây tạo điều kiện cho các tác nhân phát triển và gây bệnh.
- Vệ sinh vùng kín: Chị em vệ sinh vùng kín không sạch hoặc không đúng cách, lạm dụng chất tẩy rửa, thụt rửa âm đạo… Chính là nguyên nhân khiến âm đạo bị viêm nhiễm.
- Nội tiết bị rối loạn: Nội tiết tố mất cân bằng khiến cho các hại khuẩn tấn công và gây bệnh.
- Quan hệ tình dục không an toàn: Quan hệ bừa bãi không có biện pháp bảo vệ, quan hệ thô bạo, không vệ sinh sạch sẽ trước và sau khi quan hệ… Khiến cho chị em lây nhiễm bệnh từ bạn tình.
- Suy giảm sức đề kháng: Sức đề kháng của cơ thể suy giảm khiến cho môi trường âm đạo biến đổi, vi khuẩn có hại dễ phát triển và gây bệnh viêm âm đạo.
- Các nguyên nhân khác: Bao gồm mặc đồ lót bó sát, không sạch sẽ, nguồn nước vệ sinh nhiễm bẩn, sử dụng hóa chất như thuốc xịt âm đạo, thuốc diệt tinh trùng…
Viêm âm đạo có nguy hiểm không?
Vậy bệnh viêm âm đạo có nguy hiểm không? Viêm âm đạo không chỉ ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày mà còn ảnh hưởng đến đời sống tình dục, sức khỏe sinh sản của nữ giới.
- Gây ra các bệnh phụ khoa nguy hiểm: Tác nhân gây viêm âm đạo sẽ lây lan và phát triển sang các cơ quan xung quanh. Khiến cho người bệnh đối mặt với các bệnh lý viêm tử cung, viêm nội mạc tử cung, viêm vùng chậu, viêm vòi trứng…
- Vô sinh nữ: Âm đạo bị viêm nhiễm sẽ tiết nhiều khí hư cản trở quá tình di chuyển của tinh trùng. Ngoài ra, môi trường âm đạo cũng thay đổi khiến cho tinh trùng không thể sống sót và di chuyển vào phía trong.
- Ảnh hưởng đến thai phụ và thai nhi: Thai phụ bị viêm âm đạo có nguy cơ sảy thai, sinh non. Thai nhi có thể bị dị tật, chậm phát triển trí tuệ hoặc lây nhiễm mầm bệnh từ mẹ khi sinh thường.
- Tăng nguy cơ mắc bệnh xã hội: Các tổn thương ở âm đạo tạo điều kiện cho các vi sinh vật có hại khác xâm nhập và phát triển, gia tăng nguy cơ mắc bệnh lây truyền qua đường tình dục như lậu, giang mai, sùi mào gà…
- Ảnh hưởng sinh hoạt hàng ngày: Các triệu chứng của viêm âm đạo như ra nhiều khí hư có mùi hôi, ngứa ngáy vùng kín, chảy máu âm đạo… Khiến chị em khó chịu, không thể tập trung vào học tập và làm việc, đời sống tình dục cũng bị gián đoạn.
Phương pháp chẩn đoán viêm âm đạo
Để chẩn đoán bệnh viêm âm đạo, chị em sẽ được bác sĩ hỏi thăm về các triệu chứng, tiền sử bệnh lý. Sau đó, quan sát bên ngoài vùng kín, thành âm đạo, cổ tử cung và dịch âm đạo. Ngoài ra, bác sĩ có thể chỉ định một số xét nghiệm dưới đây để chẩn đoán chính xác.
- Soi tươi khí hư: Lấy dịch âm đạo để soi trên kính hiển vi nhằm kiểm tra viêm âm đạo do những nguyên nhân nào.
- Đo pH: Dùng que thử pH hoặc giấy pH để kiểm tra độ pH âm đạo. Nếu pH âm đạo tăng cao thì chị em bị viêm âm đạo do vi khuẩn hoặc Trichomonas.
- Các xét nghiệm khác: Nếu nghi ngờ chị em bị viêm âm đạo do mắc bệnh lây truyền qua đường tình dục, bác sĩ sẽ chỉ định xét nghiệm chuyên sâu hơn.
Cách điều trị viêm âm đạo hiệu quả
Viêm âm đạo có thể điều trị được nếu như chị em khám sớm, điều trị đúng phương pháp. Có nhiều phương pháp điều trị viêm âm đạo, trong đó chủ yếu là 2 phương pháp dưới đây.
Điều trị viêm âm đạo bằng thuốc
Thông thường, bác sĩ sẽ kê thuốc uống và thuốc đặt để trị viêm nhiễm. Tùy vào tác nhân gây bệnh là do nấm, virus hay vi khuẩn sẽ có thuốc điều trị phù hợp. Chị em tuyệt đối không được tự ý mua thuốc khi chưa có chỉ định của bác sĩ.
Oxy xanh công nghệ Đức
Phương pháp này có thể áp dụng cho mọi giai đoạn bệnh. Đặc biệt là những trường hợp bệnh tái phát nhiều lần, dùng thuốc không hiệu quả, bệnh chuyển sang giai đoạn mãn tính.
Oxy xanh hỗ trợ điều trị viêm âm đạo do các tác nhân như E.coli, tụ cầu vàng, nấm Candida albicans và một số loại vi khuẩn khác. Phương pháp này giúp loại bỏ lên đến 99,98% tác nhân gây bệnh. Oxy xanh không có tác dụng phụ, không ảnh hưởng đến độ pH trong môi trường âm đạo.
Phòng ngừa viêm âm đạo như thế nào?
Viêm âm đạo có thể xuất hiện ở bất kỳ chị em nào, do đó việc phòng tránh bệnh là điều vô cùng cần thiết. Dưới đây là một số biện pháp giúp chị em giảm nguy cơ mắc bệnh.
- Vệ sinh vùng kín ngày 2 lần sáng/tối bằng dung dịch vệ sinh phù hợp.
- Trong ngày đèn đỏ nên vệ sinh sạch sẽ, thay băng vệ sinh khoảng 4 giờ/lần.
- Trước và sau khi quan hệ cần vệ sinh vùng kín.
- Không lạm dụng các sản phẩm vệ sinh vùng kín vì có thể gây mất cân bằng môi trường âm đạo.
- Không thụt rửa âm đạo.
- Sử dụng nguồn nước sạch sẽ để vệ sinh vùng kín.
- Tránh mặc quần lót chật, ẩm ướt, thay quần lót thường xuyên để bộ phận sinh dục luôn khô và sạch, không đưa vật lạ vào âm đạo để lau rửa.
- Không dùng chất kích thích như rượu, bia hoặc thuốc lá.
- Hạn chế thức ăn cay nóng, thực phẩm có hàm lượng đạm cao như hải sản; thực phẩm giàu đường, các chất béo, đồ ăn nhiều giàu mỡ.
- Chị em cần khám phụ khoa định kỳ 6 tháng/lần và tái khám bác sĩ sau điều trị để tránh viêm âm đạo tái phát.
Trên đây là thông tin tổng quan viêm âm đạo là gì? Chị em nên hình thành thói quen sinh hoạt lành mạnh để phòng bệnh. Ngoài ra, nên chủ động thăm khám ngay khi có triệu chứng nghi ngờ. Mô tả triệu chứng TẠI ĐÂY để được các bác sĩ tư vấn phác đồ điều trị thích hợp.
Hiệu Quả Hỗ Trợ Điều Trị Phụ Thuộc Vào Thể Trạng Của Mỗi Người
~ Tuân thủ theo đúng chỉ định của bác sĩ để mang lại kết quả tốt nhất ~
Có Thể Bạn Cần