Bị chuột rút khi mang thai nguyên nhân do đâu? Cách xử lý hiệu quả
Bị chuột rút khi mang thai là triệu chứng mà nhiều chị em thường gặp phải. Vậy tại sao chị em mang bầu lại bị chuột rút? Cách nhận biết chuột rút khi mang thai và cách khắc phục, phòng ngừa chuột rút ở nữ giới khi có bầu như thế nào? Hãy cùng tham khảo nội dung bài viết dưới đây để tìm lời giải đáp!
Chuột rút là gì?
Trước khi tìm hiểu về hiện tượng chuột rút khi mang thai, hãy cùng điểm qua một vài thông tin để hiểu hơn về hiện tượng chuột rút.
Chuột rút là sự co thắt đột ngột gây đau ở một bắp thịt, khiến cho cử động của bạn trở nên khó khăn hơn. Cơn chuột rút thường xảy ra ở các vị trí như: bắp chuối giữa đầu gối và cổ chân, bắp thịt đùi và hông (cơ đùi trước và đùi sau giữa đầu gối và hông), dọc theo bàn tay, bàn chân và cơ bụng.
Mỗi cơn chuột rút ập đến chỉ kéo dài vài phút, cơn đau có thể hết sau đó lại bị co trở lại. Đa phần chị em sẽ bị chuột rút vào ban đêm khi đang ngủ hoặc bị chuột rút sau khi vận động, sử dụng cơ bắp lâu dài.
Bị chuột rút khi mang thai nguyên nhân do đâu?
Như đã nói ở trên, cơn co cứng do bị chuột rút thường xảy ra khi các cơ rơi vào tình trạng làm việc quá mức hoặc bị kích thích đột ngột. Nguyên nhân là do sự rối loạn về điện giải, rối loạn cân bằng muối, nước, rối loạn cân bằng natri, kali và canxi…
Về nguyên nhân gây chuột rút khi mang thai, cho đến nay vẫn chưa xác định được nguyên nhân rõ ràng. Tuy nhiên, các bác sĩ đã lý giải một vài yếu tố làm tăng nguy cơ bị chuột rút khi mang bầu như:
- Thai nhi phát triển to, tử cung cũng to lên, tạo áp lực lên các mạch máu từ chân lên tim và các dây thần kinh từ tủy sống đến tĩnh mạch cung cấp máu cho tử cung, gây ra cảm giác nặng nề, khó chịu.
- Trọng lượng cơ thể của mẹ bầu tăng trong thai kỳ sẽ gây áp lực tới các cơ bắp ở chân, khiến mẹ bầu bị tê, chuột rút ở vùng chân.
- Tình trạng thiếu nước của cơ thể gây rối loạn điện giải sẽ làm tăng nguy cơ bị chuột rút.
- Nhu cầu canxi trong giai đoạn mang thai vô cùng quan trọng. Nếu lượng canxi không đáp ứng đủ, cơ thể mẹ bầu sẽ đưa tín hiệu bằng những cơn chuột rút.
- Thiếu khoáng, kali, magie trong chế độ ăn uống có thể góp phần gây ra chuột rút ở chân.
Dấu hiệu nhận biết chuột rút khi mang thai
Chị em có thể dễ dàng nhận biết các dấu hiệu chuột rút khi mang thai thông qua các biểu hiện như:
- Chuột rút khi mang thai thường xảy ra từ tháng thứ 3 của thai kỳ, các cơn đau xuất hiện thường xuyên hơn khi thai lớn.
- Tình trạng chuột rút có thể xảy ra ở bất kỳ thời điểm nào trong ngày. Tuy nhiên, cơn chuột rút sẽ trầm trọng hơn khi vào ban đêm, gây ảnh hưởng đến sức khỏe của thai phụ.
- Cơn đau do bị chuột rút chỉ gây khó chịu một lúc và không gây hậu quả gì cho mẹ và thai nhi. Sau khi kết thúc thai kỳ, hiện tượng này sẽ tự biến mất.
- Bị chuột rút khi mang thai thường xảy ra ở bắp chân, đùi, bàn chân, đặc biệt là ở bắp chân. Ngoài ra có thể gặp ở tay, thân mình. Riêng trong trường hợp chuột rút ở bụng cần chú ý vì có khả năng sảy thai.
- Cơn đau do bị chuột rút thường xuất hiện đột ngột hoặc sản phụ cảm thấy, nhìn thấy khối mô cứng bên dưới da.
- Nếu bị chuột rút kèm theo các triệu chứng như: ra máu, đau bụng, đau trên đỉnh vai, thân nhiệt tăng… Cần nhanh chóng đến các cơ sở y tế để được kiểm tra và khắc phục kịp thời.
Chuột rút khi mang thai xử lý như thế nào?
Nếu bị cơn đau do chuột rút ghé thăm, mẹ bầu nên bình tĩnh và làm theo các bước sau:
- Hãy cố gắng để thẳng chân, bắt đầu xoa bóp nhẹ nhàng từ mắt cá chân xuống các ngón chân. Cảm giác đau sẽ dần dần biến mất.
- Đặc biệt xoa bóp vùng cơ bị chuột rút.
- Có thể sử dụng túi chườm ấm lên vùng cơ bị chuột rút.
- Đi lại nhẹ nhàng từng bước một sẽ giúp cơn đau do chuột rút qua nhanh.
- Duỗi thẳng đầu gối, sau đó lại cong vểnh bàn chân về phía sau gối, gập lên trên, nhẹ nhàng xoay chân sẽ giúp giảm chứng chuột rút.
Cách phòng tránh bị chuột rút khi mang thai
Dưới đây là một cách phòng tránh chuột rút khi mang thai:
- Rửa và ngâm chân nước ấm kết hợp massage nhẹ nhàng trước khi đi ngủ.
- Mẹ bầu nên kê chân lên một chiếc gối cao.
- Tập một vài bài thể dục nhẹ nhàng như co duỗi chân, xoa bóp hai bên mắt cá chân theo chiều kim đồng hồ.
- Nên thay đổi tư thế đứng, ngồi liên tục, không nên ngồi, đứng hoặc nằm quá lâu một tư thế. Đặc biệt không nên ngồi vắt chéo chân khi mang thai.
- Tích cực tham gia các hoạt động ngoài trời, sẽ giúp bà bầu bổ sung vitamin D tăng khả năng hấp thụ canxi tốt hơn.
- Không nên để cơ thể quá mệt mỏi, nên nằm nghiêng bên trái để cải thiện máu lưu thông tốt hơn.
- Tích cực ăn nhiều thức ăn giàu canxi như: sữa, cá, gà, đậu, rau cải, vừng, rong biển.
- Tăng cường ăn hoa quả chứa nhiều canxi, kali như nho khô, sung, mận… nhiều hơn một chút để tránh tình trạng chuột rút khi mang thai.
Bị chuột rút khi mang thai là hiện tượng bình thường, không gây ảnh hưởng đến sức khỏe. Nếu cơn chuột rút chỉ thỉnh thoảng ghé quá bạn không cần quá lo lắng. Trường hợp gặp phải những cơn chuột rút dữ dội, kéo dài kèm hiện tượng sưng phù chân… mẹ bầu nên đến ngay cơ sở y tế chuyên khoa để thăm khám và điều trị.
Hiệu Quả Hỗ Trợ Điều Trị Phụ Thuộc Vào Thể Trạng Của Mỗi Người
~ Tuân thủ theo đúng chỉ định của bác sĩ để mang lại kết quả tốt nhất ~
Có Thể Bạn Cần