Địa chỉ: 221 Nguyễn Thị Minh Khai, P. Nguyễn Cư Trinh, Q.1, TP. HCM Thời gian làm việc: 08:00 - 18:00 (Tất cả các ngày trong tuần & ngày lễ)

Giờ làm việc8:00 - 20:00Hotline 24/70765 221 221

Đau bụng khi mang thai: Nguyên nhân & cách khắc phục

Đau bụng khi mang thai là một trong những triệu chứng có thể xuất hiện trong thai kỳ. Chủ động tìm hiểu nguyên nhân cũng như cách khắc phục sẽ giúp mẹ bầu hạn chế ảnh hưởng đến sức khỏe bản thân và thai nhi.

Nguyên nhân đau bụng khi mang thai

Đau bụng khi mang thai là triệu chứng không hiếm gặp. Tùy vào từng trường hợp mà mẹ bầu sẽ cảm thấy đau âm ỉ hoặc co thắt mạnh. Theo đó, một số nguyên nhân gây nên tình trạng đau bụng khi mang thai phải kể đến như:

Thai làm tổ trong buồng tử cung

Quá trình hình thai và làm tổ của thai nhi có thể khiến bụng mẹ bầu bị đau nhói hoặc râm ran khó chịu. Song triệu chứng này chỉ diễn ra ít ngày và tự biến mất, không ảnh hưởng đến sức khỏe mẹ bầu.

Thai nhi đạp trong bụng mẹ

Nhiều chị em bị đau bụng khi mang thai là do thai nhi đạp trong bụng mẹ. Đây là hiện tượng sinh lý bình thường báo hiệu em bé đang phát triển tốt.

Thông thường, khi thai nhi bắt đầu thai máy là lúc bụng mẹ trở nên căng cứng hơn so với trước. Do đó, cảm giác đau bụng sẽ rõ rệt hơn. Song cơn đau không kéo dài và không quá nguy hiểm.

Thai phụ ăn uống thiếu dinh dưỡng

Đau bụng khi mang thai do đâu? Một số trường hợp khác là do mẹ bầu có chế độ ăn nghèo nàn, ít chất dinh dưỡng, không khoa học.

Sự phát triển của thai nhi sẽ tác động lên tử cung của chị em. Điều này sẽ khiến cho hệ tiêu hóa của mẹ bầu gặp nhiều khó khăn. Ngoài ra, hàm lượng progesterone trong thời thai kỳ tăng cao hơn so với bình thường. Chính vì điều này gây ra hiện tượng mẹ tiêu hóa kém hơn, dẫn đến chứng đau bụng khi mang thai, đi kèm theo đó là hiện tượng táo bón.

Thai phát triển bên ngoài tử cung

Chị em lưu ý, mang thai bị đau bụng còn có thể là do thai ngoài tử cung. Một số nguyên nhân khiến chửa ngoài tử cung phải kể đến như: Viêm nhiễm vòi trứng: chlamydia, lậu, từng nạo phá thai, thực hiện các phẫu thuật vùng chậu; u nang buồng trứng; lạc nội mạc tử cung; hẹp tắc vòi trứng…

Bên cạnh triệu chứng đau bụng, mẹ bầu còn thấy âm đạo chảy máu bất thường.

Bong nhau thai

Nguy hiểm hơn, tình trạng đau bụng khi có bầu có thể bong nhau thai gây ra. Mức độ đau rất nghiêm trọng bởi lúc này tử cung căng cứng hơn.

Trong trường hợp này, mẹ bầu sẽ thấy vùng kín tiết nhiều dịch âm đạo. Thậm chí, trong dịch âm đạo có lẫn máu đỏ hoặc máu đen. Do đó, mẹ bầu cần phải thận trọng nếu thấy dấu hiệu này.

Triệu chứng đau bụng khi mang thai theo các giai đoạn

Đau bụng có thể xuất hiện ở bất kỳ thời điểm nào khi mang thai. Tùy vào từng giai đoạn mà do các nguyên nhân khác nhau gây ra.

Đau bụng dưới khi mang thai tuần đầu

Mang thai tuần đầu thực chất tuổi thai đã được 3 tuần. Đây là giai đoạn tiền thụ thai nên hầu hết các triệu chứng mẹ bầu gặp phải khá giống với triệu chứng trong kỳ kinh, bao gồm cả đau bụng.

Mặc dù ở tuần này tình trạng đau bụng không phổ biến nhưng chị em cũng cần lưu ý. Hầu hết, triệu chứng đau bụng sẽ tự hết sau ít ngày. Song vẫn có những trường hợp nguy hiểm cần phải theo dõi.

Đau bụng khi mang thai 3 tháng đầu

Trong 3 tháng đầu nếu mẹ bầu bị đau bụng thì đây là hiện tượng bình thường do phôi thai trong quá trình làm tổ.

Lúc này, phôi thai bắt đầu bám vào niêm mạc tử cung để làm tổ. Nên mẹ bầu sẽ cảm thấy đau lâm râm như đến kỳ kinh. Tình trạng đau chỉ diễn ra khoảng 2 – 3 ngày, sau khi tử cung và xương chậu mở đủ rộng triệu chứng sẽ thuyên giảm.

Đau bụng khi mang thai 3 tháng giữa

Bắt đầu từ tháng thứ 4, tử cung của nữ giới phát triển, dây chằng căng ra để nâng đỡ thai nhi. Do đó, mẹ bầu sẽ gặp cơn đau bụng nhẹ.

Trong trường hợp này đau bụng không nguy hiểm. Chỉ cần mẹ bầu chú ý nghỉ ngơi, thay đổi tư thế linh hoạt sẽ cải thiện. Còn nếu tình trạng đau bụng diễn ra mức độ nặng, từng cơn mẹ bầu cần đi thăm khám sớm.

Đau bụng khi mang thai 3 tháng cuối

Vào những tháng cuối, mẹ bầu có thể bị đau ở phía trên thượng vị hoặc hạ vị. Mức độ nặng tùy vào từng cơn, đau bụng diễn ra âm ỉ hoặc từng đợt.

Có rất nhiều nguyên nhân khiến mẹ bầu bị đau bụng trong thời điểm này. Nếu tình trạng đau dữ dội, mẹ bầu cần đi kiểm tra ngay.

Các vị trí đau bụng khi mang thai mẹ bầu cần biết

Tiếp theo bài viết sẽ là thông tin về vị trí đau bụng mẹ bầu nên biết. Mỗi vị trí sẽ do từng nguyên nhân khác nhau.

Đau vùng bụng dưới khi mang thai

Khi mới có bầu, chị em sẽ thấy đau lâm râm ở vùng bụng dưới. Nguyên nhân gây ra là do thai nhi đang làm tổ, tình trạng này chỉ diễn ra từ 2 – 3 ngày.

Song nếu cơn đau chỉ xuất hiện một bên bụng dưới nhiều lần, cơn đau tự giảm nhưng có lúc đau dữ dội, đau quặn thắt kéo dài. Trường hợp này xuất hiện khi trước đó mẹ bầu mắc ung xơ tử cung, u nang buồng trứng.

Một số nguyên nhân khác khiến mẹ bầu bị đau bụng dưới như: rối loạn tiêu hóa, tiền sản giật, dọa sảy, mang thai ngoài tử cung…

Đau bụng trên khi mang thai

Nếu vị trí đau ở bụng trên có thể do chị em ăn quá nhiều, thai nhi lớn gây chèn ép tử cung, da và cơ bắp bị căng…

Đau bụng bên trái

Bụng dưới bên trái là vùng bộ phận thuộc khu vực bên trái từ rốn đến xương chậu. Tử cung của người mẹ bị kéo dài cùng với những áp lực lên dây chằng là nguyên nhân khiến bà bầu bị đau bụng dưới bên trái.

Với sự phát triển của bào thai, dây chằng bên trái sẽ chịu tác động và bị kéo căng. Gây ra những cơn đau và có khi cơn đau này kéo lan tới tận háng. Đau bụng dưới bên trái khi mang thai là một triệu chứng thông thường của thai kỳ gặp phải ở mọi phụ nữ.

Cách xử lý trong trường hợp đau bụng khi mang thai

Nếu khi mang thai chị em gặp triệu chứng đau bụng cần phải bình tĩnh để xác định nguyên nhân. Tùy vào từng trường hợp sẽ có phương pháp khắc phục phù hợp.

Nếu mẹ bầu bị đau bụng do ăn thiếu thiếu chất, thai nhi đạp mẹ thì chỉ cần thay đổi chế độ ăn uống hợp lý, đặc biệt nên bổ sung nhiều chất xơ. Chất xơ thường có trong rau củ quả, hoa quả và một số loại ngũ cốc. Đồng thời, mẹ bầu cũng đừng quên uống thật nhiều nước hàng ngày.

Thời gian đầu khi mang thai, mẹ bầu không nên nằm một chỗ quá lâu. Tốt nhất nên tập luyện một số bài thể dục nhẹ nhàng, thường xuyên vận động để duy trì sức khỏe.

Đến giai đoạn cuối chuẩn bị sinh, thai phụ nên dành thời gian để nghỉ ngơi nhiều hơn. Đặc biệt tránh vận động mạnh ảnh hưởng đến sức khỏe của bản thân và của thai nhi.

Đau bụng khi mang thai khi nào cần đi khám?

Nếu mẹ bầu gặp phải tình trạng đau bụng khi mang thai đi kèm với những triệu chứng sau, cần tới bệnh viện để được thăm khám ngay:

  • Đau bụng ngày càng tăng lên, đau từng cơn, đau quặn. Kèm xuất huyết ra máu âm đạo.
  • Đau bụng từng cơn và tăng dần, không thuyên giảm.
  • Đi ngoài và buồn nôn, có dịch nhầy như bã cà phê.
  • Cơ thể mệt mỏi, thường xuyên choáng váng và bị ngất xỉu.

Đây là những triệu chứng cảnh báo nguy cơ dọa sảy thai, sảy thai hoặc mang thai ngoài tử cung. Vì vậy, khi thấy các dấu hiệu trên, thai phụ cần đến bệnh viện để điều trị nhanh nhất.

Trên đây là thông tin tổng hợp về tình trạng đau bụng khi mang thai. Hy vọng bài viết sẽ hữu ích, giúp chị em nắm rõ các nguyên nhân gây đau bụng để có hướng khắc phục phù hợp.

Hiệu Quả Hỗ Trợ Điều Trị Phụ Thuộc Vào Thể Trạng Của Mỗi Người

~ Tuân thủ theo đúng chỉ định của bác sĩ để mang lại kết quả tốt nhất ~

Bác sĩ Vũ Thị Thanh Dung

CKII Sản Phụ khoa

Gần 40 năm kinh nghiệm, Nguyên Trưởng khoa Khoa khám bệnh – Bệnh viện Hùng Vương, bệnh viện Từ Dũ.

Đặt Hẹn khámTư vấn Online

Bác sĩ Phạm Thị Sâm

CKI Sản Phụ khoa

Hơn 30 năm kinh nghiệm, thăm khám & điều trị viêm nhiễm phụ khoa, Vô sinh hiếm muộn, Sức khỏe sinh sản ...

Đặt Hẹn khámTư vấn Online

Bác sĩ Lê Hữu Liêm

CKII Sản Phụ khoa

Hơn 35 năm kinh nghiệm, Nguyên Phó khoa Sản bệnh viện Phụ sản Hà Nội, từng tu nghiệp tại Thụy Sỹ.

Đặt Hẹn khámTư vấn Online

Bác sĩ Nguyễn Thị Xuân Trang

CKI Sản Phụ khoa

Hơn 30 năm kinh nghiệm, Từng giữ chức vụ Trưởng khoa Sản bệnh viện Đa khoa Hoàn Hảo – Bình Dương.

Đặt Hẹn khámTư vấn Online

Tư Vấn & Đặt Hẹn

Để lại thông tin
chúng tôi sẽ gọi lại ngay cho bạn !