Huyết trắng có máu – 5 Sự thật “đáng sợ” chị em nhất định phải biết
Huyết trắng có máu không phải là tình trạng hiếm gặp. Ở mỗi trường hợp, nó lại gây ra bởi những nguyên nhân khác nhau và tiềm ẩn những nguy hại không giống nhau. Theo dõi bài viết sẽ giúp chị em có những góc nhìn tổng quan nhất về hiện tượng này.
Huyết trắng có máu đôi khi không quá lo ngại như bạn nghĩ
Huyết trắng (hay khí hư sinh lý, dịch âm đạo) là dịch tiết đường sinh dục, có màu trắng trong như lòng trắng trứng, hơi dai, không mùi. Huyết trắng giữ vai trò bôi trơn âm đạo, tăng khoái cảm trong quan hệ tình dục, giữ độ ẩm chuẩn, ổn định pH âm đạo.
Hầu hết chị em lo lắng, hoảng sợ khi thấy huyết trắng có máu. Trên thực tế, huyết trắng có máu đôi khi không quá lo ngại như bạn nghĩ.
Ở những trường hợp dưới đây, huyết trắng có máu được coi là hiện tượng sinh lý bình thường, chị em không cần thăm khám điều trị. Tình trạng ra máu sẽ nhanh chóng biến mất sau 1-2 ngày.
- Chu kỳ kinh nguyệt sót lại: Sau mỗi kỳ kinh, chị em có thể thấy huyết trắng lẫn máu. Đây là do máu kinh sót lại lẫn vào khí hư. Sau vài ngày sẽ trở về trạng thái bình thường.
- Tác dụng phụ thuốc tránh thai: Trong quá trình sử dụng thuốc tránh thai, chị em có thể gặp một số tác dụng phụ không mong muốn. Ngoài mệt mỏi, nôn nao thì khí hư có thể lẫn chút máu.
- Đặt vòng tránh thai: Vòng tránh thai khi được đặt vào “cô bé” có thể gây ảnh hưởng đến nội tiết tố khiến huyết trắng có đôi chút xáo trộn.
- Máu báo thai: Phụ nữ mang thai tháng đầu tiên thường xuất hiện máu báo thai. Đây là những vệt máu nhỏ, máu hồng nhạt. Thường chúng chỉ diễn ra trong 1-2 ngày do phôi thai đang tiến hành làm tổ.
Huyết trắng có máu là dấu hiệu nhiều bệnh lý phụ khoa nguy hiểm
Nếu như huyết trắng có máu sinh lý chỉ diễn ra 1-2 ngày rồi biến mất thì ngược lại, huyết trắng bệnh lý thường kéo dài, lặp lại nhiều lần kèm nhiều dấu hiệu bất thường.
Dưới đây là một số trường hợp huyết trắng có máu bệnh lý chị em cần lưu ý:
- Mang thai ngoài tử cung: Trứng đã thụ tinh thường sẽ di chuyển về làm tổ tại tử cung. Vậy nhưng trong nhiều trường hợp chúng làm tổ ngoài tử cung như: Ống dẫn trứng, buồng trứng, ổ bụng hoặc cổ tử cung… Thai lớn sẽ gây vỡ ống dẫn trứng, cổ tử cung… gây đau bụng, chảy máu, huyết trắng có máu.
- Sảy thai: Huyết trắng lẫn máu cũng là một trong số các dấu hiệu sảy thai bên cạnh các dấu hiệu kèm theo như: Chuột rút hoặc đau ở bụng dưới; Ra nhiều cục máu đông âm đạo; Chóng mặt; Ngất xỉu.
- Viêm âm đạo do tạp khuẩn hoặc trùng roi: Bệnh thường gặp ỏ những chị em sử dụng nguồn nước ô nhiễm; Quan hệ không an toàn; Vệ sinh vùng kín chưa sạch sẽ. Giai đoạn cấp tính, bệnh khiến vùng kín ngứa ngáy, tiết nhiều dịch vàng xanh, mùi hôi. Giai đoạn mãn tính, chị em quan hệ đau rát, có thể thấy khí hư lẫn máu.
- Lạc nội mạc tử cung: Xảy ra khi nội mạc tử cung di chuyển lạc chỗ đến nơi khác ngoài buồng tử cung. Có thể là đi sâu vào lớp cơ thành tử cung hoặc ra ngoài tử cung (như buồng trứng, màng bụng, thành ruột, thận, phổi) gây mệt mỏi, đau đớn, ra nhiều huyết trắng lẫn máu giống như kinh nguyệt.
- Viêm lộ tuyến cổ tử cung: Thường gặp khi chị em quan hệ dày đặc và thô bạo; Sinh nở nhiều lần; Nạo phá thai không an toàn. Phụ nữ mắc bệnh thường ra nhiều huyết trắng dạng loãng, vùng kín có mùi hôi… Ở giai đoạn lộ tuyến độ 2, 3 chị em sẽ đau bụng dưới, đau lưng, xuất huyết nhẹ sau giao hợp, huyết trắng có máu…
- Polyp tử cung: Khí hư có máu là biểu hiện điển hình của polyp tử cung. Các dấu hiệu khác bao gồm: chu kỳ kinh nguyệt rối loạn, máu kinh ra nhiều, ngày “đèn đỏ” kéo dài. Khi bệnh càng nặng thì các biểu hiện càng rõ rệt, khí hư lẫn máu ra nhiều hơn, nhất là sau khi quan hệ tình dục.
- Ung thư cổ tử cung: Nếu nhận thấy huyết trắng có máu kèm đau bụng dưới kéo dài, không loại trừ nguy cơ chị em đã mắc ung thư cổ tử cung. Tuy nhiên, khi các dấu hiệu này rầm rộ thường bệnh đã ở giai đoạn nặng. Chị em không chỉ ảnh hưởng sức khỏe sinh sản mà còn nguy hiểm tính mạng.
Chậm trễ điều trị huyết trắng có máu tăng nguy cơ vô sinh – hiếm muộn
Hiện tượng huyết trắng lẫn máu chị em tuyệt đối không nên xem thường. Cần chú ý theo dõi và tiến hành thăm khám để có biện pháp chữa trị kịp thời. Bởi lẽ huyết trắng lẫn máu do bệnh lý sẽ tiềm ẩn nhiều biến chứng nguy hiểm:
- Ảnh hưởng đến tâm lý và thể trạng: Dịch tiết âm đạo có máu khiến tâm lý của nữ giới bị ảnh hưởng, tâm trạng bất ổn, cơ thể dần suy yếu. Đồng thời làm suy giảm chức năng của cơ quan sinh sản.
- Ảnh hưởng đến công việc và hoạt động sinh hoạt thường ngày: Nữ giới luôn cảm thấy khó chịu, mất tự tin, làm ảnh hưởng đến công việc và các hoạt động sinh hoạt thường ngày.
- Ảnh hưởng đến hoạt động tình dục và khả năng sinh sản: Viêm nhiễm và chảy máu âm đạo khiến nữ giới mất tự tin và tạo cảm giác đau rát khi quan hệ. Ngoài ra, viêm nhiễm còn cản trở tinh trùng gặp trứng để thụ tinh, tăng nguy cơ vô sinh hiếm muộn.
- Đe dọa đến tính mạng: Tính mạng của nữ giới sẽ bị đe dọa khi khí hư lẫn máu là triệu chứng cảnh báo của bệnh ung thư cổ tử cung và ung thư âm hộ.
Huyết trắng có máu có thể điều trị khỏi nếu được khám chữa sớm
Tình trạng huyết trắng có máu hoàn toàn có thể điều trị khỏi nếu chị em chủ động khắc phục sớm. Một số phương pháp phổ biến gồm:
- Bài thuốc dân gian.
- Điều trị Tây y.
- Áp dụng thuốc Đông y.
- Đông – Tây y kết hợp.
- Điều trị ngoại khoa.
Huyết trắng có máu hoàn toàn có thể phòng ngừa
Không quá khó khăn để chị em phòng ngừa huyết trắng có máu. Theo chia sẻ của các chuyên gia y tế, việc thay đổi những thói quen sinh hoạt hàng ngày khoa học hơn tuy đơn giản nhưng lại là cách tốt nhất để chị em bảo vệ “cô bé” tốt nhất.
Một số biện pháp cụ thể đó là:
- Vệ sinh vùng kín sạch sẽ, đúng cách. Không thụt rửa sâu và lạm dụng các sản phẩm vệ sinh vùng kín.
- Chọn quần lót chất cotton, không mặc quần quá bó sát.
- Thay băng thường xuyên trong những ngày đèn đỏ, không vệ sinh bằng các sản phẩm sát khuẩn mạnh.
- Quan hệ tình dục lành mạnh, chung thủy, an toàn.
- Hạn chế sử dụng thuốc tránh thai khẩn cấp cũng như các loại thuốc kháng sinh khác.
- Có chế độ ăn uống, sinh hoạt hợp lý. Hạn chế đồ ngọt, nên bổ sung các thực phẩm giàu vitamin và lợi khuẩn để tăng cường đề kháng.
Huyết trắng có máu có thể là dấu hiệu bình thường nhưng cũng có thể là hiện tượng bất thường. Chị em cần theo dõi thường xuyên, để xem xét tiến triển của bệnh. Nếu hiện tượng khí hư lẫn máu không biến mất, hãy nhanh chóng thăm khám tại cơ sở uy tín để được bác sĩ chuyên khoa kịp thời chẩn đoán và điều trị.
Hiệu Quả Hỗ Trợ Điều Trị Phụ Thuộc Vào Thể Trạng Của Mỗi Người
~ Tuân thủ theo đúng chỉ định của bác sĩ để mang lại kết quả tốt nhất ~
Có Thể Bạn Cần