Máu báo thai là gì? Cách phân biệt với máu kinh nguyệt
Máu báo thai được xem là một trong những dấu hiệu mang thai sớm dễ nhận biết nhất. Nhờ đó mẹ bầu có thể dự đoán chính xác tình trạng sức khỏe và có biện pháp chăm sóc thai nghén phù hợp.
Máu báo thai là gì?
Máu báo thai hay máu báo có thai là hiện tượng sinh lý bình thường ở chị em phụ nữ, xuất hiện khi phôi thai di chuyển và bám vào thành tử cung.
Thông thường, chị em bị ra máu báo thai sau khi thụ tinh 8 – 12 ngày hoặc 2-7 ngày trước kỳ đèn đỏ. Do phải tốn một khoảng thời gian để phôi thai di chuyển và bám vào thành tử cung nên máu báo không thể xuất hiện ngay sau thụ tinh.
Máu báo thai thường là những đốm nhỏ màu hồng hoặc nâu bám trên quần lót. Máu chảy không kèm theo dịch nhầy và vón cục, có thể lẫn dịch âm đạo. Một số chị em có thể thấy đau bụng nhẹ. Tuy nhiên, không phải ai mang thai cũng đều gặp phải tình trạng này.
Cách phân biệt máu báo thai và máu kinh nguyệt
Trên thực tế có rất nhiều chị em nhầm lẫn giữa máu báo thai và máu kinh nguyệt khiến việc xử lý chậm trễ, sai cách. Vậy máu báo thai có đặc điểm gì? Phân biệt máu báo thai và kinh nguyệt bằng cách nào chuẩn xác nhất?
Theo chia sẻ bác sĩ CKII Sản Phụ khoa Vũ Thị Thanh Dung, để phân biệt máu báo thai và kinh nguyệt, chị em có thể dựa vào 3 yếu tố sau đây:
- Yếu tố thời gian: Máu báo thường xuất hiện sớm hơn so với chu kỳ kinh nguyệt. Thời gian xuất hiện rất ngắn, chỉ vài giờ hoặc tối đa là 1-2 ngày. Trong khi đó, máu kinh có thể kéo dài từ 3- 7 ngày, thậm chí hơn tuần.
- Lượng máu: Trứng sau khi thụ tinh sẽ tạo thành phôi. Phôi thai di chuyển về làm tổ ở nội mạc tử cung sẽ gây nên hiện tượng bong tróc niêm mạc, xuất hiện máu báo thai. Đặc điểm máu báo là dạng nhỏ giọt, lượng rất ít. Trái lại, máu kinh nguyệt thường nhiều, dao động từ 800 – 1200ml/chu kỳ.
- Màu sắc: Máu báo thường có màu đỏ đậm, màu nâu hoặc hồng nhạt. Còn máu kinh nguyệt có màu đỏ tươi.
Cần làm gì khi xuất hiện máu báo thai?
Khi thấy xuất hiện máu báo thai, chị em cần giữ tâm lý thoải mái, không nên quá lo lắng. Tiếp đó, chị em cần thực hiện theo các chỉ dẫn sau:
- Sử dụng que thử thai để kiểm tra nồng độ hCG xem bạn đã có thai hay chưa. Nếu đúng là có thai, nên tham khảo ý kiến bác sĩ để có biện pháp chăm sóc thai kỳ mạnh khỏe.
- Trường hợp ra máu báo thai, thử que thử 2 vạch nhưng sau đó lại ra máu âm đạo ồ ạt, kéo dài kèm đau bụng dữ dội, chị em cần chủ động thăm khám ngay tại cơ sở y tế. Đây rất có thể là dấu hiệu cảnh báo sảy thai sớm.
- Một số trường hợp ra máu báo thai nhưng thử que vẫn lên 1 vạch có thể xuất phát từ thử que quá sớm, lượng nước tiểu quá loãng hoặc thao tác không đúng khiến kết quả không chính xác. Chị em có thể chờ đợi thêm ít ngày và thử que lại để kiểm tra chuẩn xác hơn.
- Nếu ra máu báo thai kèm chuột rút, đau một bên vùng bụng, nguy cơ cao chị em đã mang thai ngoài tử cung. Hãy tìm gặp bác sĩ để được kiểm tra kỹ lưỡng hơn.
- Ra máu âm đạo nếu đi kèm mùi hôi, ngứa ngáy, tiết nhiều dịch âm đạo… có thể là dấu hiệu viêm nhiễm phụ khoa. Điều trị bệnh sớm giúp chị em tự tin, khỏe mạnh, tránh được nhiều biến chứng nguy hiểm.
Một số dấu hiệu mang thai sớm khác mà chị em cần lưu ý
Không phải khi nào chị em mang thai cũng bị ra máu báo. Thay vào đó, chị em có thể sẽ gặp những dấu hiệu bất thường sau:
- Ngực căng tức: Nội tiết tố thay đổi làm cho tuyến ngực của mẹ bầu thay đổi. Ngực căng to, sờ vào mềm, đau hoặc ngứa trong 1 – 2 tuần. Quầng ngực chuyển màu sậm hơn.
- Cơ thể mệt mỏi, ốm nghén: Rối loạn nội tiết khiến mẹ bầu cảm thấy mệt mỏi, khó chịu vào thời gian đầu mang thai. Thậm chí là nôn, buồn nôn, thính mùi…
- Táo bón: Mang thai làm nồng độ hormone progesterone trong máu mẹ bầu tăng cao, làm thức ăn tiêu hóa chậm hơn, dẫn đến hiện tượng đầy bụng và táo bón.
- Đi tiểu thường xuyên: Áp lực tuần hoàn khiến thận của mẹ bầu phải làm việc nhiều hơn. Hiện tượng này có thể xuất hiện từ tuần thứ 6 đến tuần thứ 8 sau khi thụ thai.
Bài viết trên đây vừa giúp chị em tìm hiểu cặn kẽ về hiện tượng ra máu báo thai. Hy vọng, đã giúp chị em có thêm nhiều thông tin hữu ích để chăm sóc sức khỏe được tốt nhất.
Trên thực tế, máu báo thai không phải là dấu hiệu mang thai chính xác 100%. Do đó nếu chúng xuất hiện kèm những bất thường khác, chị em hãy theo dõi sát sao và liên hệ để được bác sĩ hỗ trợ kịp thời.
Hiệu Quả Hỗ Trợ Điều Trị Phụ Thuộc Vào Thể Trạng Của Mỗi Người
~ Tuân thủ theo đúng chỉ định của bác sĩ để mang lại kết quả tốt nhất ~
Có Thể Bạn Cần