Địa chỉ: 221 Nguyễn Thị Minh Khai, P. Nguyễn Cư Trinh, Q.1, TP. HCM Thời gian làm việc: 08:00 - 18:00 (Tất cả các ngày trong tuần & ngày lễ)

Giờ làm việc8:00 - 20:00Hotline 24/70765 221 221

Phù chân khi mang thai – Những điều quan trọng mẹ bầu nên nắm rõ

Phù chân khi mang thai là hiện tượng xảy ra khá phổ biến. Tùy theo giai đoạn thai nghén, độ lớn của thai, vị trí thai và cơ địa thai phụ mà phù chân sẽ ở mức nhiều ít và nặng nhẹ khác nhau.

Xoay quanh phù chân khi mang thai là rất nhiều vấn đề được các mẹ bỉm thắc mắc. Cùng theo dõi bài viết để tìm hiểu chi tiết hơn từ đó có biện pháp chăm sóc sức khỏe phù hợp nhé!

Tìm hiểu nguyên nhân mẹ bầu bị phù chân

Theo chia sẻ của các bác sĩ Sản khoa, mẹ bầu bị phù chân thường do 3 nhóm nguyên nhân chính sau đây:

  • Sự cản trở máu về tim: Phụ nữ khi mang thai, cơ thể sẽ đẩy mạnh sản xuất máu, khiến lượng máu được tạo ra tăng 50% so với bình thường. Tuy nhiên, ở những tháng cuối thai lớn lên làm tăng áp lực trong ổ bụng, tạo nên sức ép lớn lên tĩnh mạch vùng chậu, cản trở máu chảy về tim. Đây là lý do khiến bàn chân mẹ bầu sưng phù nhiều hơn 3 tháng cuối.
  • Rối loạn nội tiết: Việc mang thai khiến nội tiết trong cơ thể gặp nhiều xáo trộn. Nếu như lượng máu trong cơ thể bà bầu dồn về đôi chân nhiều hơn, lượng muối trong cơ thể gia tăng thì trái lại hàm lượng Kali lại giảm đi khiến chân tay mẹ bầu trở nên sưng phù và nặng nề hơn.

  • Trọng lượng cơ thể gia tăng: Khi mang thai, cân nặng mẹ bầu có thể tăng thêm từ 7 – 12 thậm chí 20 kg. Sự tăng vọt về trọng lượng khiến cơ thể dồn sức ép lên đôi chân, khiến bàn chân bị phù nề, khó di chuyển.
  • Thói quen đi giày dép chật: Chị em thường yêu thích những đôi giày cao gót nhằm tôn vóc dáng. Vậy nhưng, chúng sẽ trở nên không còn phù hợp khi chị em có bầu. Nếu bạn vẫn thường xuyên đi dép cao, giày chật ngoài gây viêm kẽ chân còn khiến tĩnh mạch sưng phồng, chân phù kèm đau đớn.
  • Ngồi nhiều, lười vận động: Cơ thể nặng nề, mệt mỏi khiến mẹ bầu lười vận động. Thay vào đó, họ ngồi nhiều, nằm nhiều hơn hoặc đứng lâu ít di chuyển… Những thói quen này vô tình làm tăng áp lực ổ bụng gây phù chân.
  • Chế độ dinh dưỡng chưa khoa học: Phù chân khi mang thai cũng thường xuất hiện ở những thai phụ có thói quen ăn mặn, ăn đồ dầu mỡ hoặc sử dụng bia rượu, cà phê…

Nhận diện phù chân khi mang thai bình thường và bất thường

Phù chân là hiện tượng sinh lý bình thường của cơ thể người phụ nữ khi mang thai. Chúng sẽ mất đi khi em bé của bạn chào đời. Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp phù chân còn là dấu hiệu cảnh báo nhiều vấn đề nghiêm trọng. Nắm rõ phù sinh lý và phù bất thường sẽ giúp chị em chủ động hơn trong việc thăm khám.

Phù chân sinh lý:

  • Tình trạng phù chân xuất hiện ở cả hai bàn chân thậm chỉ là bắp chân.
  • Thời điểm phù chân chủ yếu xuất hiện vào 3 tháng cuối của thai kỳ.
  • Hiện tượng sưng phù chân xuất hiện rõ ràng hơn vào cuối ngày.
  • Khi nghỉ ngơi, thư giãn tình trạng sưng phù chân sẽ giảm bớt.

Phù chân bất thường:

  • Tình trạng bị phù chân khi mang thai ngày càng gia tăng, kéo dài, không có dấu hiệu cải thiện dù được nghỉ ngơi nhiều.
  • Da bàn chân có thể bị lõm nếu dùng ngón tay ấn vào vị trí phù.
  • Hiện tượng sưng phù xuất hiện ở cả tay và mặt.
  • Xuất hiện kèm theo các dấu hiệu khác như đau đầu, chóng mặt, khó thở, mắt mờ.

Phù chân khi mang thai là dấu hiệu sắp sinh

Hiện tượng phù chân có thể xảy ra vào bất kỳ thời điểm nào khi mang thai, tuy nhiên phổ biến nhất vẫn là 3 tháng cuối. Do đó, dân gian vẫn thường cho rằng, mẹ bầu xuống máu chân 3 lần là dấu hiệu em bé sắp chào đời.

Bước vào tháng thứ 9 thai kỳ, trọng lượng em bé ngày càng lớn, chiếm thể tích lớn trong khoang bụng người mẹ, tạo sức ép lớn lên tĩnh mạch dưới, khiến máu khó lưu thông, phù nề.

Ngoài phù chân, các mẹ sắp sinh còn có thêm các dấu hiệu nhận biết như: Bụng bầu tụt, tiểu thường xuyên, đau mỏi lưng, khí hư ra nhiều, xuất hiện các cơn co tử cung…

Biện pháp cải thiện phù chân khi mang thai

Bàn chân sưng phù khi mang thai khiến mẹ bầu đau tức, khó chịu và gặp nhiều bất tiện trong sinh hoạt. Để giảm bớt những rắc rối do phù chân gây ra, các mẹ có thể áp dụng những mẹo đơn giản sau đây:

  • Thường xuyên ngâm chân nước ấm trước khi đi ngủ; Massage, tập thể dục bàn chân giúp chân cải thiện lưu thông máu, ngừa chuột rút.
  • Di chuyển, vận động nhẹ nhàng thường xuyên. Hạn chế đứng lâu không di chuyển hoặc vắt chéo chân khiến máu khó lưu thông.
  • Nằm nghiêng trái khi ngủ, kê chân cao bằng gối.
  • Lựa chọn giày dép rộng rãi, thoải mái. Tránh đi giày cao gót, giày chật.
  • Không mặc đồ bó sát, hạn chế đeo tất chật.
  • Uống nhiều nước (2,4 lít nước mỗi ngày).
  • Hạn chế đồ ăn dễ gây tích nước như: Đồ ăn mặn; cà phê, trà, đồ chiên rán, thịt hộp…
  • Bổ sung các thực phẩm giàu Kali (nước cam, dưa hấu, cải bó xôi, chuối, sữa chua…).

Bài viết trên đây vừa chia sẻ đến chị em những thông tin quan trọng về hiện tượng phù chân khi mang thai. Hy vọng các mẹ bầu sẽ biết cách chăm sóc sức khỏe bản thân tốt hơn để có một kỳ thai nghén khỏe mạnh.

Hiệu Quả Hỗ Trợ Điều Trị Phụ Thuộc Vào Thể Trạng Của Mỗi Người

~ Tuân thủ theo đúng chỉ định của bác sĩ để mang lại kết quả tốt nhất ~

Bác sĩ Vũ Thị Thanh Dung

CKII Sản Phụ khoa

Gần 40 năm kinh nghiệm, Nguyên Trưởng khoa Khoa khám bệnh – Bệnh viện Hùng Vương, bệnh viện Từ Dũ.

Đặt Hẹn khámTư vấn Online

Bác sĩ Phạm Thị Sâm

CKI Sản Phụ khoa

Hơn 30 năm kinh nghiệm, thăm khám & điều trị viêm nhiễm phụ khoa, Vô sinh hiếm muộn, Sức khỏe sinh sản ...

Đặt Hẹn khámTư vấn Online

Bác sĩ Lê Hữu Liêm

CKII Sản Phụ khoa

Hơn 35 năm kinh nghiệm, Nguyên Phó khoa Sản bệnh viện Phụ sản Hà Nội, từng tu nghiệp tại Thụy Sỹ.

Đặt Hẹn khámTư vấn Online

Bác sĩ Nguyễn Thị Xuân Trang

CKI Sản Phụ khoa

Hơn 30 năm kinh nghiệm, Từng giữ chức vụ Trưởng khoa Sản bệnh viện Đa khoa Hoàn Hảo – Bình Dương.

Đặt Hẹn khámTư vấn Online

Tư Vấn & Đặt Hẹn

Để lại thông tin
chúng tôi sẽ gọi lại ngay cho bạn !