Rối loạn kinh nguyệt sau sinh: Dấu hiệu, nguyên nhân & cách khắc phục
Rối loạn kinh nguyệt có thể gặp ở bất kỳ chị em nào. Trong đó, rối loạn kinh nguyệt sau sinh là một trong những đối tượng phổ biến. Theo dõi bài viết sau để nắm rõ dấu hiệu, nguyên nhân và cách khắc phục tình trạng này.
Rối loạn kinh nguyệt sau sinh là gì?
Rối loạn kinh nguyệt sau sinh là tình trạng nữ giới không có kinh trở lại sau khi đã sinh hoặc sau sinh chu kỳ diễn ra bất thường lúc có lúc không. Đồng thời, máu kinh chảy ra rất ít hoặc ồ ạt, màu sắc máu kinh thay đổi bất thường.
Theo các bác sĩ, thông thường với nữ giới nuôi con bằng sữa công thức. Sau sinh từ 2 – 3 tháng kinh nguyệt sẽ quay trở lại. Còn với những chị em nuôi con hoàn toàn bằng sữa mẹ kinh nguyệt sẽ xuất hiện khoảng 6 – 8 sau sinh. Thậm chí có những trường hợp đến khi bé cai sữa mới lại có kinh. Mặc dù có kinh trở lại nhưng kinh nguyệt sẽ cần một thời gian mới có thể ổn định trở lại.
Dấu hiệu nhận biết rối loạn kinh nguyệt sau sinh
Ở nữ giới sau sinh, kinh nguyệt rối loạn thường kéo theo những dấu hiệu dưới đây:
- Chu kỳ kinh nguyệt bất thường, tháng ít hơn 28 ngày có tháng nhiều hơn 32 ngày. Ngày hành kinh diễn ra ít hơn 3 ngày hoặc nhiều hơn 7 ngày.
- Máy kinh vón cục hoặc có màu đen.
- Sau sinh 1 – 2 năm kinh nguyệt vẫn chưa xuất hiện trở lại.
- Đau bụng dữ dội trước và trong chu kỳ kinh nguyệt.
- Đau đầu vú hay căng tức đầu vú, kèm theo đau lưng, đau đầu.
- Vùng kín xuất hiện tình trạng đau, ngứa, rát, sưng, máu ra một các bất thường, đặc biệt là sau khi quan hệ tình dục.
Nguyên nhân gây ra rối loạn kinh nguyệt sau sinh
Có rất nhiều nguyên nhân gây rối loạn kinh nguyệt sau sinh. Trong đó, phổ biến phải kể đến những nguyên nhân dưới đây.
- Tiết sữa để nuôi con: Khi nuôi con bằng sữa mẹ, hormon prolactin trong sữa mẹ làm cho hoạt động của hệ trục hạ đồi – tuyến yên – buồng trứng bị thay đổi. Dẫn đến chu kỳ kinh nguyệt có thể chậm hơn chu kỳ kinh nguyệt của phụ nữ không nuôi con bú.
- Thay đổi nội tiết tố: Sau khi sinh con, cơ thể người phụ nữ không thể nào ngay lập tức trở lại như bình thường mà cần thời gian để hồi phục. Khoảng thời gian khi cơ thể còn nhiều bất ổn. Đặc biệt là lượng hormone trong cơ thể vẫn chưa cần bằng. Đây cũng có thể là yếu tố dẫn đến tình trạng kinh nguyệt bị rối loạn sau khi sinh.
- Tâm lý bất ổn sau sinh: Nhiều chị em cảm thấy lo lắng, mệt mỏi vì thời gian bị đảo lộn cũng như phải chăm con nhỏ, thức đêm… Đây cũng chính là yếu tố dẫn đến hiện tượng trầm cảm với không ít mẹ sau khi sinh con. Những trường hợp này sẽ rất dễ gặp hiện tượng rối loạn kinh nguyệt sau sinh.
- Bệnh phụ khoa: Sau sinh con, nếu không chăm sóc và vệ sinh cẩn thận, tình trạng viêm nhiễm phụ khoa là điều khó tránh khỏi. Biểu hiện thường gặp khi phụ nữ sau sinh mắc các bệnh phụ khoa là tình trạng kinh nguyệt bất thường.
Khắc phục tình trạng rối loạn kinh nguyệt sau sinh
Để điều hòa kinh nguyệt và cải thiện sức khỏe, chị em phụ nữ sau sinh có thể áp dụng một số biện pháp an toàn sau.
Chế độ ăn uống khoa học
Bên cạnh tác dụng hỗ trợ điều hòa hormone estrogen. Chế độ ăn uống lành mạnh còn giúp giải tỏa căng thẳng, tăng cường sức đề kháng và giúp phục hồi thể trạng nhanh chóng – đặc biệt là đối với phụ nữ sinh mổ.
Với chế độ ăn uống, các mẹ bầu cần lưu ý:
- Bổ sung đậu nành và các sản phẩm từ loại đậu này vào chế độ dinh dưỡng. Isoflavone trong đậu nành được ví như “estrogen” tự nhiên có khả năng ổn định nội tiết tố, duy trì vóc dáng, làn da của phái nữ. Hỗ trợ cải thiện các bất thường ở chu kỳ kinh nguyệt.
- Cung cấp các nhóm thực phẩm lành mạnh như sữa, ngũ cốc, sữa chua, rau xanh, trái cây, các loại hạt, đậu, hải sản… Các loại thực phẩm này có thể cải thiện sức khỏe tổng thể, giảm mệt mỏi và phục hồi thể trạng.
- Các chất chống oxy hóa và các loại thực phẩm chứa nhiều vitamin C . Vitamin C giúp tăng cường chức năng miễn dịch của cơ thể, giảm căng thẳng và chống lại sự tấn công của các gốc tự do. Các chất chống oxy hóa tác dụng bảo vệ tế bào, làm chậm quá trình thoái hóa và hỗ trợ hoạt động của não bộ.
- Nên ăn đủ bữa, đúng giờ, tránh ăn quá đói hoặc quá no. Tăng cân hoặc sụt cân đột ngột đều có thể tác động tiêu cực đến sức khỏe nói chung và chu kỳ kinh nguyệt nói riêng.
- Tránh sử dụng các loại thực phẩm chế biến sẵn, món ăn chứa nhiều dầu mỡ và gia vị. Bên cạnh đó, cần hạn chế dùng rượu bia, cà phê, trà đặc và các loại thức uống chứa cồn khác.
Thời gian biểu sinh hoạt hợp lý
Điều chỉnh giờ giấc sinh hoạt là biện pháp cần thiết nhằm cải thiện các bất thường ở chu kỳ kinh nguyệt. Bên cạnh đó, việc thiết lập chế độ sinh hoạt khoa học còn giúp phụ nữ sau sinh hạn chế tình trạng mất ngủ và giảm nguy cơ trầm cảm.
Chế độ sinh hoạt giúp cải thiện tình trạng rối loạn kinh nguyệt ở phụ nữ sau sinh:
- Nên chia sẻ việc chăm sóc con cái với bạn đời và người thân trong gia đình.
- Dành thời gian cho những giấc ngủ ngắn vào ban ngày để tránh tình trạng thiếu ngủ và suy nhược.
- Giải tỏa căng thẳng bằng các hoạt động như nghe nhạc, nghỉ ngơi, đọc sách, chăm sóc da, chơi với thú cưng và trò chuyện với các thành viên trong gia đình.
- Sau khi sinh khoảng 1 – 2 tháng, nữ giới nên tập các bộ môn có cường độ nhẹ như đi bộ hoặc yoga. Tập thể dục không chỉ cải thiện hệ thống xương khớp, phục hồi thể trạng mà còn hỗ trợ điều hòa kinh nguyệt và giảm mức độ đau bụng trong kỳ kinh.
- Không sử dụng chất kích thích, thuốc lá.
Trên đây là thông tin về tình trạng rối loạn kinh nguyệt sau sinh. Thực tế, tình trạng này là hiện tượng sinh lý bình thường nên chị em không cần quá lo lắng. Trường hợp đã áp dụng các lời khuyên kể trên nhưng chu kỳ kinh nguyệt không ổn định. Chị em có thể tìm đến các bác sĩ để nhận lời khuyên từ phù hợp.
Hiệu Quả Hỗ Trợ Điều Trị Phụ Thuộc Vào Thể Trạng Của Mỗi Người
~ Tuân thủ theo đúng chỉ định của bác sĩ để mang lại kết quả tốt nhất ~
Có Thể Bạn Cần