Địa chỉ: 221 Nguyễn Thị Minh Khai, P. Nguyễn Cư Trinh, Q.1, TP. HCM Thời gian làm việc: 08:00 - 18:00 (Tất cả các ngày trong tuần & ngày lễ)

Giờ làm việc8:00 - 20:00Hotline 24/70765 221 221

Trễ kinh 1 tuần: Nguyên nhân và cách khắc phục hiệu quả

Trễ kinh 1 tuần là hiện tượng thường gặp ở chị em độ tuổi sinh sản. Điều này có thể bắt nguồn từ nguyên nhân sinh lý nhưng cũng có thể là dấu hiệu bệnh lý nguy hiểm. Chủ động tìm hiểu kiến thức về trễ kinh sẽ giúp chị em nắm rõ nguyên nhân cũng như các biện pháp khắc phục hiệu quả.

Trễ kinh 1 tuần là gì?

Thông thường, kinh nguyệt của chị em phụ nữ sẽ bắt đầu ở độ tuổi 15- 18 tuổi và kết thúc ở giai đoạn 45-55 tuổi. Mỗi tháng, kinh nguyệt sẽ đến 1 lần, kéo dài từ 3-7 ngày.

Một chu kỳ kinh nguyệt sẽ kéo dài khoảng từ 28-32 ngày, thời gian có thể khác nhau phụ thuộc vào cơ địa mỗi người. Chị em được coi là chậm kinh 1 tuần nếu đã đến chu kỳ vòng kinh nhưng vẫn chưa thấy kinh nguyệt trở lại.

Nguyên nhân sinh lý khiến chị em trễ kinh 1 tuần

Không phải trường hợp nào trễ kinh 1 tuần cũng nguy hiểm. Trong nhiều trường hợp, đây chỉ là hiện tượng sinh lý bình thường của cơ thể. Chúng sẽ nhanh chóng chấm dứt nên chị em không cần quá lo lắng.

Trễ kinh 1 tuần là dấu hiệu mang thai

Trễ kinh 1 tuần có thể là dấu hiệu mang thai nếu trước đó chị em đã từng quan hệ tình dục không an toàn. Dùng que thử thai là cách dễ nhất để chị em kiểm tra tình trạng thai nghén. Việc mang thai ngoài trễ kinh còn kèm theo các dấu hiệu thai nghén sớm sau:

  • Bầu ngực có cảm giác cương tức nhẹ.
  • Mệt mỏi, uể oải, buồn nôn, nôn.
  • Thay đổi tâm trạng một cách bất thường.
  • Đi tiểu nhiều hơn bình thường.
  • Đầy bụng, khó tiêu, táo bón.

“Kỳ dâu” bất ổn do tăng giảm cân nặng đột ngột

Tăng hoặc giảm cân bất thường cũng là nguyên nhân thường gặp khiến “kỳ rụng dâu” bị xáo trộn. Chị em không chỉ trễ kinh, rong kinh mà còn đau bụng kinh…

Nguyên nhân là do cân nặng tăng giảm quá nhanh gây rối loạn hoạt động tuyến giáp và nội tiết tố nữa. Điều này khiến cho kỳ kinh cũng bị ảnh hưởng đáng kể.

Trễ kinh 1 tuần do stress kéo dài

Những chị em có đời sống tâm lý thoải mái, vui vẻ thường kinh nguyệt diễn ra khá đều đặn. Ngược lại, nếu chị em đang gặp phải quá nhiều áp lực trong học tập, công việc, cuộc sống, thường xuyên bị stress… sẽ khiến hàm lượng estrogen sụt giảm gây trễ kinh, mất kinh.

Rối loạn kinh nguyệt do tác dụng phụ của thuốc

Đang trong thời gian dùng thuốc trị bệnh, lạm dụng thuốc kháng sinh, thuốc tránh thai… sẽ gây ảnh hưởng đến nội tiết tố, từ đó làm chậm kinh 1-2 tuần.

Trễ kinh 1 tuần do mãn kinh sớm

Mãn kinh ở phụ nữ thường xảy ra ở độ tuổi 42 trở đi. Ở giai đoạn này, quá trình sản sinh hormone estrogen sẽ giảm dần gây ảnh hưởng lớn đến chu kỳ kinh nguyệt. Vậy nên, tình trạng chậm kinh 1 tuần ở độ tuổi này là bình thường.

Trong nhiều trường hợp, mãn kinh xảy ra sớm hơn ở phụ nữ 40 tuổi. Nguyên nhân có thể do chị em đang điều trị ung thư hoặc tiến hành các phẫu thuật khác ở vùng bụng.

Sử dụng chất kích thích khiến kinh nguyệt bị trễ

Việc sử dụng các sản phẩm chứa quá nhiều chất kích thích như rượu, bia, cà phê, thuốc lá… có thể ảnh hưởng đến hormone sinh sản của phái nữ, thậm chí dẫn đến tình trạng kinh nguyệt bị trễ.

Trễ kinh 1 tuần do nguyên nhân bệnh lý

Nếu tình trạng trễ kinh 1 tuần đi kèm nhiều bất thường chị em nên cảnh giác bởi rất có thể đây là dấu hiệu bệnh lý, chủ động thăm khám sớm sẽ giúp chị em tầm soát bệnh hiệu quả.

Các bệnh lý về tuyến giáp khiến chị em hay bị trễ kinh

Tuyến giáp tuy có kích thước nhỏ nhưng lại giữ nhiệm vụ quan trọng là kiểm soát sự trao đổi chất của cơ thể.

Nếu tuyến giáp có vấn đề bất thường như: hoạt động kém (suy giáp, nhược giáp), hoạt động quá mức (cường giáp), nồng độ hormone kiểm soát kinh nguyệt của chị em sẽ bị ảnh hưởng, gây ra những thay đổi trong chu kỳ.

Thường xuyên trễ kinh 1 tuần do mắc bệnh phụ khoa

Trễ kinh 1 tuần nếu đi kèm đau bụng, đau lưng, khí hư ra nhiều, ngứa ngáy, mùi hôi… nhiều khả năng chị em đã mắc bệnh lý phụ khoa. Phổ biến như:

  • Viêm âm đạo.
  • Viêm lộ tuyến cổ tử cung.
  • Viêm cổ tử cung.
  • Viêm vùng chậu.
  • Viêm buồng trứng.
  • U xơ tử cung.

Trễ kinh do mắc hội chứng buồng trứng đa nang (PCOS)

Buồng trứng đa nang là nguyên nhân thường gặp khiến chị em bị trễ kinh. Đi kèm với đó là các dấu hiệu như: Nổi mụn bất thường, rậm lông, béo phì…

Hội chứng buồng trứng đa nang xảy ra do cơ thể bị rối loạn nội tiết khiến buồng trứng hình thành nhiều nang nhỏ, trứng khó đạt độ trưởng thành để rụng. Hoặc trứng rụng nhưng không phóng noãn khiến việc thụ thai khó khăn.

Có đến 40% chị em mắc đa nang buồng trứng mắc vô sinh – hiếm muộn.

Chị em phải làm sao khi bị trễ kinh 1 tuần?

Duy trì kinh nguyệt đều đặn là điều cần thiết để cơ thể khỏe mạnh và sẵn sàng mang thai bất cứ lúc nào bạn muốn. Theo chia sẻ của các chuyên gia y tế, xây dựng lối sống lành mạnh là cách đơn giản nhưng hiệu quả nhất giúp chị em hạn chế tình trạng chậm kinh 1 tuần. Dưới đây là một số gợi ý cụ thể:

  • Tập luyện thể dục thể thao điều độ, tần suất hợp lý.
  • Luôn giữ tâm lý thoải mái, đầu óc thư giãn, tránh để stress kéo dài. Chị em nên thường xuyên gặp gỡ bạn bè, đi lu lịch, tham gia các hoạt động tập thể để tinh thần thoải mái.
  • Xây dựng chế ăn uống lành mạnh, hợp lý. Ưu tiên rau xanh, ngũ cốc, các loại trái cây, thực phẩm lành mạnh. Hạn chế ăn đồ nhiều dầu mỡ, đồ chế biến sẵn.
  • Tránh xa các chất kích thích như rượu bia, thuốc lá, cafein.
  • Áp dụng các phương pháp giảm cân lành mạnh, kiểm soát cân nặng hợp lý.
  • Chị em có thể nhờ đến sự hỗ trợ của các loại thức uống dân gian hỗ trợ điều kinh như: Trà gừng, trà quế, nước rau mùi tây, nước ép dứa, nước ép cà rốt.
  • Vệ sinh vùng kín sạch sẽ, quan hệ tình dục an toàn phòng tránh viêm nhiễm phụ khoa.

Như vậy, bài viết trên đây đã vừa chia sẻ đến chị em những nguyên nhân trễ kinh 1 tuần cũng như cách khắc phục hiệu quả. Phần lớn trường hợp đều có thể khắc phục nếu chị em chủ động thăm khám, điều trị. Do đó, chị em không nên quá lo lắng. Nếu hiện tượng này kéo dài và lặp lại nhiều lần, chị em hãy liên hệ bác sĩ tránh gây ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản về sau nhé.

Hiệu Quả Hỗ Trợ Điều Trị Phụ Thuộc Vào Thể Trạng Của Mỗi Người

~ Tuân thủ theo đúng chỉ định của bác sĩ để mang lại kết quả tốt nhất ~

Bác sĩ Vũ Thị Thanh Dung

CKII Sản Phụ khoa

Gần 40 năm kinh nghiệm, Nguyên Trưởng khoa Khoa khám bệnh – Bệnh viện Hùng Vương, bệnh viện Từ Dũ.

Đặt Hẹn khámTư vấn Online

Bác sĩ Phạm Thị Sâm

CKI Sản Phụ khoa

Hơn 30 năm kinh nghiệm, thăm khám & điều trị viêm nhiễm phụ khoa, Vô sinh hiếm muộn, Sức khỏe sinh sản ...

Đặt Hẹn khámTư vấn Online

Bác sĩ Lê Hữu Liêm

CKII Sản Phụ khoa

Hơn 35 năm kinh nghiệm, Nguyên Phó khoa Sản bệnh viện Phụ sản Hà Nội, từng tu nghiệp tại Thụy Sỹ.

Đặt Hẹn khámTư vấn Online

Bác sĩ Nguyễn Thị Xuân Trang

CKI Sản Phụ khoa

Hơn 30 năm kinh nghiệm, Từng giữ chức vụ Trưởng khoa Sản bệnh viện Đa khoa Hoàn Hảo – Bình Dương.

Đặt Hẹn khámTư vấn Online

Tư Vấn & Đặt Hẹn

Để lại thông tin
chúng tôi sẽ gọi lại ngay cho bạn !