Địa chỉ: 221 Nguyễn Thị Minh Khai, P. Nguyễn Cư Trinh, Q.1, TP. HCM Thời gian làm việc: 08:00 - 18:00 (Tất cả các ngày trong tuần & ngày lễ)

Giờ làm việc8:00 - 20:00Hotline 24/70765 221 221

Trễ kinh nguyệt nên ăn gì? Top 10 thực phẩm vàng nên bổ sung

Trễ kinh, chậm kinh là hiện tượng rất thường gặp khiến cho chị em không khỏi lo lắng. Bên cạnh việc thăm khám kiểm tra, chị em có thể điều hòa kinh nguyệt bằng cách xây dựng chế độ ăn uống hợp lý. Vậy trễ kinh nguyệt nên ăn gì?

Trễ kinh là gì?

Trước khi tìm hiểu về những món ăn giúp điều hòa kinh nguyệt. Bác sĩ Vũ Thị Thanh Dung, chuyên gia sản phụ khoa sẽ giúp bạn hiểu trễ kinh là gì?

Trễ kinh, chậm kinh là tình trạng đã đến ngày kinh nguyệt nhưng không thấy máu kinh xuất hiện. Kinh nguyệt có thể đến chậm vài ngày, thậm chí là 1 tháng, 2 tháng…

Nếu kinh nguyệt chỉ chậm 1 – 3 ngày, đây là hiện tượng bình thường, chị em chỉ cần cân đối lại chế độ sinh hoạt để chu kỳ kinh được điều hòa trở lại. Trong trường hợp bạn bị trễ kinh trong vài tháng, đây là dấu hiệu cảnh báo nhiều bệnh lý phụ khoa nguy hiểm. Chị em cần chủ động đi khám để bác sĩ kiểm tra và tìm ra nguyên nhân gây bệnh. Từ đó, có hướng khắc phục kịp thời.

Trễ kinh nguyệt nên ăn gì?

Có rất nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng trễ kinh, trong đó phải kể đến: do chế độ ăn uống thiếu hụt dưỡng chất, giảm cân đột ngột, do stress kéo dài, rối loạn nội tiết tố hoặc do bệnh lý phụ khoa gây nên.

Bên cạnh việc đi khám kiểm tra để tìm ra nguyên nhân gây bệnh, chị em có thể điều hòa kinh nguyệt bằng cách xây dựng chế độ dinh dưỡng khoa học và hợp lý. Bổ sung một số loại thực phẩm tự nhiên chứa chất phù hợp có thể giúp bạn thúc đẩy ra kinh.

Những loại thực phẩm này không chỉ tốt cho sức khỏe nói chung mà còn không gây tác dụng phụ, hỗ trợ điều trị bệnh vô cùng hiệu quả. Vậy trễ kinh nguyệt nên ăn gì? Dưới đây là top 10 thực phẩm vàng cho người bị trễ kinh.

Thực phẩm giàu vitamin C

Top thực phẩm đầu tiên giúp điều hòa kinh nguyệt không thể không kể đến đó là nhóm thực phẩm Vitamin C. Theo các bác sĩ chuyên khoa, vitamin C có tác dụng làm tăng nồng độ hormone estrogen và progesteron.

Tuy nhiên, bạn không nên bổ sung quá nhiều vitamin C sẽ gây phản ứng ngược lại, khiến nội tiết tố bị rối loạn, ảnh hưởng đến sức khỏe. Lượng Vitamin C phù hợp để bổ sung hàng ngày là: 60mg từ viên uống bổ sung và từ thực phẩm.

Ăn nhiều trái cây giàu Vitamin C có trong cam, bưởi, quýt, ổi, kiwi, cheri… Bạn có thể sử dụng loại quả này trực tiếp hoặc chế biến dưới loại nước ép để tránh nhàm chán.

Trái dứa

Dứa có chứa bromelain, đây là một loại enzyme có ảnh hưởng đến hormone estrogen trong cơ thể phụ nữ. Bromelain còn có tác dụng giảm viêm, thúc đẩy ra máu kinh. Do đó, nếu trễ kinh bạn hãy ăn dứa để giảm tình trạng viêm và điều hòa kinh nguyệt đến đúng ngày.

Rau mùi tây

Từ xa xưa, các bà các mẹ đã biết vận dụng rau mùi tây để hỗ trợ điều trị các bệnh liên quan đến phụ khoa và chu kỳ kinh nguyệt. Sở dĩ loại rau này lại có công dụng trong hỗ trợ điều trị bệnh phụ nữ là bởi trong lá rau mùi tây có chứa chất myristicin và apiol giúp tử cung co bóp nhẹ nhàng. Từ đó, đẩy niêm mạc tử cung bong ra và đẩy ra ngoài thành kinh nguyệt nhanh chóng hơn.

Đối với rau mùi tây, bạn có thể ăn trực tiếp, chế biến để là tăng hương vị của các món ăn hoặc sử dụng trà rau mùi tây để cải thiện tình trạng rối loạn kinh nguyệt.

Lượng rau mùi tây được khuyến cáo sử dụng trong ngày là: 6g lá khô, đun với 150ml nước nóng, hãm giống như nước trà để sử dụng.

Gừng

Trong Đông y, gừng có tính ấm, giúp máu lưu thông tốt hơn, giảm đau, làm ấm bụng rất tốt. Nếu bạn đang gặp vấn đề về kinh nguyệt hoặc bị những cơn đau bụng kinh hàng hạ. Hãy dùng một vài lát gừng tươi, thêm 150ml nước ấm, chờ trong khoảng 5 phút là bạn có thể nhâm nhi tách trà gừng ấm, giúp giảm nhanh cơn đau bụng kinh và điều hòa chu kỳ kinh ổn định trở lại.

Để trà gừng phát huy công dụng tốt nhất, bạn nên sử dụng trà gừng trước ngày kinh nguyệt khoảng 5 ngày. Mỗi ngày uống một cốc trà gừng vào buổi sáng.

Nghệ

Trễ kinh nguyệt nên ăn gì? Không thể bỏ qua nghệ vàng. Nghệ là loại gia vị giúp làm tăng hương vị của món ăn. Không những vậy, đây còn là vị thuốc với nhiều công dụng tốt cho sức khỏe như: kháng khuẩn, tái tạo da, phục hồi các tổn thương… Đặc biệt, nghệ còn có công dụng lưu thông khí huyết trong tử cung, điều chỉnh lại chu kỳ kinh nguyệt bị rối loạn ở phụ nữ như rong kinh, trễ kinh… duy trì máu kinh đều đặn hàng tháng.

Bạn có thể tích cực chế biến nghệ trong các món ăn hàng ngày, uống trà nghệ mật ong… Không chỉ giúp chu kỳ kinh của mình được điều hòa mà còn giúp làm đẹp da.

Mướp đắng

Mướp đắng có tác dụng thanh lọc cơ thể, giải nhiệt và giúp giảm bớt cơn đau trong những ngày hành kinh do cổ tử cung co bóp gây ra. Nếu bạn đang băn khoăn trễ kinh nguyệt nên ăn gì? Hãy bổ sung ngay mướp đắng vào thực đơn của mình. Loại rau quả này sẽ giúp bạn khắc phục các vấn đề về kinh nguyệt.

Bạn có thể chế biến mướp đắng thành nhiều món ăn khác nhau như: mướp đắng xào trứng, canh mướp đắng nhồi thịt, mướp đắng kẹp ruốc, nước ép mướp đắng…

Rau ngải cứu khắc phục tình trạng trễ kinh

Rau ngải cứu là loại rau quen thuộc đối với người dân Việt Nam. Loại rau này còn có tác dụng rất tốt trong điều trị các bệnh lý liên quan đến phụ khoa và kinh nguyệt.

Ngải cứu còn là vị thuốc Đông y có tác dụng tuần hoàn máu, tăng cường kích thích tử cung co bóp, thúc đẩy ra máu kinh đúng ngày. Nếu bạn đang bị chậm kinh, có thể tích cực chế biến các món rau ngải cứu như: ngải cứu hầm trứng lộn, trứng ngải cứu, hầm gà ngải cứu… để sử dụng hàng ngày.

Lưu ý: Chỉ sử dụng rau ngải cứu khi bạn chắc chắn mình không mang thai. Vì ăn loại rau này trong giai đoạn mang thai rất dễ gây sảy thai.

Trà quế

Cũng giống như trà gừng, trà nghệ… trà quế cũng có tác dụng trong việc điều hòa kinh nguyệt của phụ nữ. Làm giảm đau bụng kinh và triệu chứng đau bụng dưới, ra nhiều máu và buồn nôn. Giúp kinh nguyệt lưu thông tốt hơn trong những ngày “đèn đỏ”.

Các loại hạt

Các loại hạt như ngũ cốc, hạt hạnh nhân, yến mạch… là thực phẩm có khả năng giúp điều hòa kinh nguyệt.

Ngũ cốc cung cấp lượng lớn fiber, protein và vitamin nhóm B giúp cân bằng lại hoocmon trong cơ thể, giúp chu kỳ hành kinh đều đặn.

Hạnh nhân cung cấp protein, vitamin E, magie, mangan, chất chống oxy hóa… giúp giảm căng thẳng. Từ đó, điều hòa chu kỳ kinh nguyệt ổn định hơn.

Cà rốt

Trong cà rốt có chứa một lượng lớn sắt. Nếu bạn bị chảy quá nhiều máu trong ngày hành kinh, nên bổ sung cà rốt trong bữa ăn hàng ngày.

Cà rốt có thể được dùng để chế biến các món ăn, ép nước uống, làm salad hay đơn giản là luộc chín là có thể sử dụng được. Tùy thuộc vào khẩu vị của mỗi người, bạn có thể chế biến món ăn sao cho phù hợp.

Trễ kinh nguyệt nên ăn gì? Không nên bỏ qua 10 loại thực phẩm kể trên. Theo các bác sĩ chuyên khoa, chế độ dinh dưỡng có vai trò quan trọng trong điều hòa kinh nguyệt, giúp máu kinh ra đều hơn. Ngoài ra, khi có biểu hiện bất thường về chu kỳ kinh, chị em nên chủ động đi khám tại các cơ sở y tế uy tín, để được bác sĩ có hướng khắc phục kịp thời.

Hiệu Quả Hỗ Trợ Điều Trị Phụ Thuộc Vào Thể Trạng Của Mỗi Người

~ Tuân thủ theo đúng chỉ định của bác sĩ để mang lại kết quả tốt nhất ~

Bác sĩ Vũ Thị Thanh Dung

CKII Sản Phụ khoa

Gần 40 năm kinh nghiệm, Nguyên Trưởng khoa Khoa khám bệnh – Bệnh viện Hùng Vương, bệnh viện Từ Dũ.

Đặt Hẹn khámTư vấn Online

Bác sĩ Phạm Thị Sâm

CKI Sản Phụ khoa

Hơn 30 năm kinh nghiệm, thăm khám & điều trị viêm nhiễm phụ khoa, Vô sinh hiếm muộn, Sức khỏe sinh sản ...

Đặt Hẹn khámTư vấn Online

Bác sĩ Lê Hữu Liêm

CKII Sản Phụ khoa

Hơn 35 năm kinh nghiệm, Nguyên Phó khoa Sản bệnh viện Phụ sản Hà Nội, từng tu nghiệp tại Thụy Sỹ.

Đặt Hẹn khámTư vấn Online

Bác sĩ Nguyễn Thị Xuân Trang

CKI Sản Phụ khoa

Hơn 30 năm kinh nghiệm, Từng giữ chức vụ Trưởng khoa Sản bệnh viện Đa khoa Hoàn Hảo – Bình Dương.

Đặt Hẹn khámTư vấn Online

Tư Vấn & Đặt Hẹn

Để lại thông tin
chúng tôi sẽ gọi lại ngay cho bạn !